7. Kết cấu báo cáo nghiên cứu
3.1.4. Giá trị sức lao động được phản ánh chính xác hơn
Cho đến nay, phần lớn các nhà nghiên cứu kinh tế đều cho rằng hội nhập thương mại quốc tế dần dần sẽ làm cân bằng giá cả tất cả yếu tố sản xuất, trong đó có yếu tố tiền công – tiền lương giữa các nước, các khu vực. Khoảng cách về thu nhập giữa các vùng kém phát triển và phát triển hơn sẽ dần được thu hẹp lại do kết quả của việc trao đổi thương mại và luân chuyển vốn đầu tư.
Đối với Việt Nam, chính hội nhập kinh tế và mở cửa thương mại sẽ có tác động đến tiền công – tiền lương của người lao động Việt Nam. Sự ảnh hưởng tích cực này được thực hiện thông qua mối quan hệ trực tiếp giữa tiền lương với năng suất lao động, giữa tiền lương với giá cả sức lao động.
Các nước thành viên ASEAN sẽ tăng cường cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu dựa trên một lực lượng lao động hiệu quả hơn, và các doanh nghiệp sẽ cần thu hút và giữ chân người lao động bằng mức lương tốt hơn. Trên thực tế, cách tốt nhất để đảm bảo phát triển công bằng và giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu là gắn tăng năng suất với tăng lương. Để đạt được điều này, các nước thành viên ASEAN cần cải thiện các thể chế xác lập tiền lương của mình. Sự chuyển đổi kinh tế của khu vực ASEAN đã chứng kiến hàng triệu người di cư từ các vùng nông thôn và đảm nhận công việc làm công ăn lương trong nhà máy và ngành dịch vụ. Kết quả là hiện nay toàn bộ 10 nước thành viên ASEAN, tiền lương là nguồn thu nhập chính của 116,9 triệu người lao động và gia đình họ. Tỷ lệ lao động làm công ăn lương trong tổng số lao động có việc làm đã tăng mạnh, tăng 12,9% trong giai đoạn 2003-2013. Khi có nhiều người phụ thuộc vào tiền lương hơn, tiền lương và sức mau của nó có ý nghĩa lớn hơn – với người lao động, đó là một nguồn thu nhập, và
đổi lại, với nền kinh tế thì đó là một nguồn tạo ra nhu cầu tiêu dùng. Nhìn chung, từ năm 2005, tiền lương thực tế đã có tăng trưởng ở mức vừa phải (sau khi đã khấu trừ lạm phát). Trong hai năm qua, mức tăng trưởng thực tế đã tăng tại Việt Nam một phần do lương tối thiểu tăng mạnh.
Khi tham gia AEC, khuyến nghị gắn tăng lương với tăng năng suất là chính sách đúng đắn vì hai lý do: thứ nhất, nó đảm bảo rằng tăng trưởng kinh tế có lợi cho người lao động theo hình thức tăng thu nhập thực tế. Thứ hai, nó đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể tăng tổng lãi hoạt động ròng của mình phù hợp với tăng trưởng năng suất. Điều này cho phép doanh nghiệp tái đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, chẳng hạn thay thế máy móc lỗi thời và tăng cường năng lực sản xuất. Người lao động sẽ được hưởng lợi từ đóng góp của mình cho việc cải thiện năng suất để các doanh nghiệp duy trì được năng lực cạnh tranh, tiền lương thực tế nên tăng phù hợp với tăng trưởng năng suất trong dài hạn.