Nghiên cứu và phê chuẩn các công ước quốc tế liên quan đến thị trường lao

Một phần của tài liệu Tác động của việc tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đối với thị trường lao động việt nam (Trang 84 - 86)

7. Kết cấu báo cáo nghiên cứu

4.3.2.Nghiên cứu và phê chuẩn các công ước quốc tế liên quan đến thị trường lao

động, nhưng do hàng hóa sức lao động không phải là hàng hóa thông thường, nên nó phải được thỏa thuận thông qua thương lượng và thỏa ước lao động tập thể.

- Hoàn thiện cơ sở pháp luật, thể chế, năng lực cho việc tiến hành thương lượng và thỏa ước lao động tập thể: phải xác định rõ vai trò của Nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động. Tiếp tục cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, nâng cao trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương trong quản lý Nhà nước về lao động, thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch, đơn giản các thủ tục hành chính trong các hoạt động liên quan đến việc làm.

4.3.2. Nghiên cứu và phê chuẩn các công ước quốc tế liên quan đến thị trường laođộng động

Để hội nhập sâu vào thị trường lao động quốc tế, ngoài hệ thống luật lao động trong nước, chúng ta cần nghiên cứu luật quốc tế về lao động để điều chỉnh các quan hệ lao động trong môi trường lao động quốc tế. Đến nay Việt Nam đã phê chuẩn 16/187 Công ước của ILO, trong đó có 5/8 Công ước cơ bản gồm: Công ước số 100 về trả công bình đẳng giữa lao động nam và nữ cho loại công việc có giá trị ngang nhau; Công ước số 111 về chống phân biệt đối xử tại nơi làm việc; Công ước số 138 qui định tuổi tối thiểu được đi làm việc và Công ước số 182 về cấm và hành động ngay lập tức loại bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, và Công ước 29 về chống lao động cưỡng bức.

KẾT LUẬN

Hội nhập khu vực và quốc tế trong điều kiện hiện nay đặt ra cho chúng ta những vấn đề có ý nghĩa chiến lược to lớn. Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, thành công lớn nhất của nước ta là luôn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong nhiều năm, nhờ đó đã đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển. Một trong những nguyên nhân đóng góp cho sự thành công đó là lao động, nguồn nhân lực. Để tiếp tục phát huy được các thành tựu kinh tế trong thời gian tới, vấn đề phát triển thị trường lao động được quan tâm hơn bao giờ hết. Thị trường lao động nước ta mặc dù còn non trẻ nhưng đã đạt được những thành tựu không thể phủ nhận nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Việc tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ là động lực phát triển của thị trường lao động nếu chúng ta nhận thức đúng được những tác động đối với thị trường lao động.

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ tác động tích cực đến thị trường lao động Việt Nam qua việc phân bổ lại nguồn lực lao động hiệu quả hơn, tăng cầu lao động và chất lượng cung lao động, giá trị sức lao động được thể hiện chính xác hơn. Đồng thời tham gia AEC cũng mang lại những tác động tiêu cực như áp lực gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, gia tăng khoảng cách thu nhập và thách thức từ hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh. Để nắm bắt được tác động tích cực và vượt qua những tác động tiêu cực trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực, cần tôn trọng cơ chế vận hành khách quan của thị trường lao động, kết hợp cơ chế thị trường với vai trò điều tiết của Nhà nước trong vận hành thị trường lao động.

Việc nhận thức rõ những tác động đối với thị trường lao động sau khi Việt Nam tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và thực hiện các quan điểm cùng các giải pháp nêu trên chắc chắn sẽ tạo ra bước phát triển mới của thị trường lao động Việt Nam, góp phần đưa Việt Nam hội nhập sâu và toàn diện vào thị trường lao động khu vực nói riêng và nền kinh tế khu vực nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Tổng cục Thống kê, 2011, Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam năm 2011, Hà Nội.

2. Tổng cục Thống kê, 2012, Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam năm 2012, Hà Nội.

3. Tổng cục Thống kê, 2013, Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam năm 2013, Hà Nội.

4. Tổng cục Thống kê, 2014, Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam năm 2014, Hà Nội.

5. Tổng cục Thống kê, 2015, Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam năm 2015, Hà Nội.

TIẾNG ANH

1. ASEAN Secretariat, 2008, ASEAN Economic Community Blueprint.

2. ILO, 2014, ASEAN Community 2015: Managing intergration for better jobs and shared prosperity.

3. Philip Martin and Manolo Abella, 2013, Reaping the economic and social benefits of labour mobility: ASEAN 2015.

4. Michael G. Plummer, Peter A. Petri and Fan Zhai, 2014, Assessing the impact of ASEAN economic intergration on labour markets.

WEBSITE

1. Website của ASEAN, http://www.asean.org/

2. Website của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, http://www.molisa.gov.vn

3. Website của Bộ Ngoại giao: Vụ ASEAN, http://asean.mofa.gov.vn/

4. Website của Tổng cục Thống kê, http://www.gso.gov.vn/

5. Website của Vietnamworks, http://hrinsider.vietnamworks.com/

Một phần của tài liệu Tác động của việc tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đối với thị trường lao động việt nam (Trang 84 - 86)