7. Kết cấu báo cáo nghiên cứu
2.2.3. Giá cả sức lao động
Thu nhập của lao động làm công hưởng lương giảm so với quý 1/2017, tuy nhiên tăng hơn cùng kỳ năm trước. Quý 2/2017, thu nhập bình quân tháng từ việc làm chính của lao động làm công hưởng lương là 5,2 triệu đồng, giảm 197 nghìn đồng (3,6%) so với quý 1/2017 và tăng 349 nghìn đồng (7,2%) so với cùng kỳ năm 2016.
Bảng 2.7. Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương
Đơn vị: triêu đồng 2016 2017 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Chung 4,85 4,93 5,08 5,4 5,20 Nam 5,1 5,19 5,24 5,64 5,48 Nữ 4,51 4,58 4,85 5,08 4,82 Thành thị 5,68 5,76 6,03 6,11 6,08 Nông thôn 4,16 4,25 4,3 4,58 4,53 Hộ/cá thể 4,03 4,1 4,16 4,16 4,34 Tập thể 3,55 3,21 3,66 3,79 3,83 DN ngoài Nhà nước 5,42 5,51 5,58 6,05 5,89 DN nhà nước 6,72 6,54 6,56 7,45 6,84 KV nước ngoài 5,53 5,56 6,36 6,62 5,89
Nguồn: TCTK (2016, 2017), Điều tra LĐ-VL hằng quý.
Quý 2/2017, nhóm lao động có trình độ ĐH và trên ĐH có thu nhập cao nhất (7,49 triệu đồng, có cùng xu hướng giảm thu nhập so với quý 1/2017 như các nhóm trình độ khác
nhưng có mức giảm cao nhất (736 nghìn đồng, 8,9%). Thu nhập của nhóm lao động có trình độ sơ cấp (6,04 triệu đồng) cao hơn nhóm có trình độ trung cấp, cao đẳng.
Đơn vị: triệu đồng
Hình 2.15.Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
Đơn vị: triệu đồng
Hình 2.16.Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương của một số nhóm ngành
Theo hình 2.15 và 2.16, ta thấy được đa số lao động trong các ngành có thu nhập giảm so với quý I 2017 (trừ ngành vận tải, kho bãi, dịch vụ lưu trú và ăn uống). Tuy nhiên đều tăng so với cùng kỳ năm 2016.
Quý 2/2017, thu nhập bình quân giờ của nhóm lao động có HĐLĐ không xác định thời hạn cao nhất (35,2 nghìn đồng), gấp 1,79 lần so với nhóm có thu nhập thấp nhất, nhóm không có HĐLĐ (19,7 nghìn đồng). Thu nhập bình quân giờ của lao động có hợp đồng thuê khoán công việc có mức tương đối cao (23,2 nghìn đồng).
Quý 2/2017, có 20,7% lao động LCHL thuộc nhóm thu nhập thấp (3,2 triệu đồng/tháng), giảm so với quý 1/2017 (21,2%). Trong đó, 83,2% là lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật và 48,7% là lao động giản đơn.
CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAM GIA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) TỚI THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM