7. Kết cấu báo cáo nghiên cứu
4.3.1. Hoàn thiện đồng bộ, kịp thời hệ thống pháp luật về thị trường lao động
Để hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật lao động theo hướng tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế và nguyên tắc thị trường, sẵn sàng, chủ động hội nhập thị trường lao động quốc tế, chúng ta cần tiếp tục điều chỉnh các văn bản pháp luật lao động, cụ thể:
Cần xây dựng các Luật Việc làm, Luật Tiền lương tối thiểu, Luật Quan hệ lao động, Luật An toàn, vệ sinh lao động, hoàn thiện Luật Bảo hiểm xã hội; xây dựng Luật Bảo hiểm thất nghiệp (tách bảo hiểm thất nghiệp ra khỏi Luật Bảo hiểm xã hội như hiện nay), trong đó mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, hoàn thiện hệ thống chính sách, bộ máy quản lý đủ mạnh để giải quyết vấn đề việc làm và chống thất nghiệp. Sửa đổi Bộ luật Lao động, Luật Doanh nghiệp, Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Người lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn... phù hợp với quy luật của thị trường, lợi ích chính đáng và hợp pháp của người lao động và doanh nghiệp. Làm rõ vai trò của Nhà nước, người sử dụng lao động và tổ chức đại diện của họ, người lao động và tổ chức công đoàn và các đối tác khác trên thị trường lao động, hoàn thiện hệ thống thể chế về thỏa ước lao động tập thể cấp ngành, cấp hiệp hội doanh nghiệp; xem xét và phê chuẩn các công ước của Tổ chức Lao động quốc tế liên quan đến thị trường lao động.
Nghiên cứu để đưa vào luật pháp quốc gia những tiêu chuẩn lao động phù hợp, góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam; đồng thời, xử lý một cách hợp lý vấn đề tiêu chuẩn lao động ở cấp quốc gia và cấp doanh nghiệp, nhất là bốn nội dung được quốc tế đặc biệt quan tâm là lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, chống phân biệt đối xử trong công việc và tự do hiệp hội.
Điều chỉnh chính sách thị trường lao động tạo điều kiện cho sự dịch chuyển lao động sẽ sôi động hơn như các chính sách về thông tin thị trường lao động, chính sách về tuyển dụng, hợp đồng lao động, dịch vụ việc làm, hỗ trợ chuyển đổi công việc, …
Điều chỉnh pháp luật và chính sách quan hệ lao động cho phù hợp với bối cảnh mới, hoàn thiện thiết chế về quan hệ lao động để cơ chế ba bên và hai bên phát huy hiệu quả trong việc xây dựng quan hệ lao động lành mạnh. Tăng cường năng lực đối thoại xã hội của các tổ chức đại diện cho các bên tham gia quan hệ lao động.
Điều chỉnh chính sách tiền lương trong hội nhập kinh tế. Việc điều chỉnh tiền lương ở đây không có nghĩa là làm cho chính sách tiền lương nước ta giống với các nước khác, hay làm cho mức lương Việt Nam theo mức chuẩn nào đó của quốc tế mà là điều chỉnh để chính sách tiền lương phù hợp với nguyên tắc của thị trường và không phân biệt đối xử, cụ thể là cần thực hiện đồng bộ hai công việc sau:
- Hoàn thiện cơ sở pháp luật và chính sách tiền lương phù hợp với nguyên tắc kinh tế