7. Kết cấu báo cáo nghiên cứu
4.2.3. Phát triển chất lượng lao động phổ thông
Trong cơ cấu lao động, lao động qua đào tạo nghề chiếm vị trí rất quan trọng. Dạy nghề có những đặc điểm khác với các loại hình đào tạo khác là nhằm mục tiêu đào tạo ra những lao động có kỹ năng thực hành, gắn với thực tiễn và điều kiện sử dụng lao động. Dạy nghề góp phần giải quyết việc làm tại chỗ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở nông thôn; xóa đói giảm nghèo. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, để nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực, phát triển đào tạo nghề là vấn đề then chốt, nhằm tạo ra đôi ngũ lao động kỹ thuật có trình độ chuyên môn, có kỹ năng và bản lĩnh chính trị vững vàng phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Những giải pháp cần thực hiện để phát triển dạy nghề trong thời gian tới là:
Phát triển hệ thống cơ sở đào tạo nghề theo hướng chuẩn hóa, bao gồm: cơ sở đào tạo nghề công lập, ngoài công lập và cơ sở đào tạo nghề thuộc các doanh nghiệp. Tập trung đầu tư xây dựng, hiện đại hóa một số trường dạy nghề để đếngiai đoạn 2016-2020 tăng quy mô dạy nghề khoảng 7%/năm, trong đó trình độ trung cấp và cao đẳng nghề tăng khoảng 16%/năm, vào năm 2020 đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 55%. Mạng lưới cơ sở dạy nghề đến năm 2015 có khoảng: 190 trường cao đẳng nghề (60 trường ngoài công lập, chiếm 31,5%), trong đó có 26 trường chất lượng cao; 300 trường trung cấp nghề (100 trường ngoài công lập, chiếm 33%) và 920 trung tâm dạy nghề (320 trung tâm ngoài công lập, chiếm 34,8%). Mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 1 trường cao đẳng nghề và 1 trung tâm dạy nghề kiểu mẫu; mỗi quận/huyện/thị xã có 1 trung tâm dạy nghề hoặc trường trung cấp nghề. Đến năm 2020 có khoảng: 230 trường cao đẳng nghề (80 trường ngoài công lập, chiếm 34,8%), trong đó có 40 trường chất lượng cao; 310 trường trung cấp nghề (120 trường ngoài công lập, chiếm 38,8%) và 1.050 trung tâm dạy nghề (350 trung tâm ngoài công lập, chiếm 33,3%), trong đó có 150 trung tâm dạy nghề kiểu mẫu. Khuyến khích phát triển cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập, tại các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề có vốn đầu tư nước ngoài. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về dạy nghề, nhất là với những nước thành công trong phát triển dạy nghề ở khu vực ASEAN và trên thế giới. Tích cực vận động, thu hút nguồn viện trợ phát triển chính thức ODA cho dạy nghề. Hợp tác với các nước ASEAN để tiến tới công nhận kỹ năng nghề giữa các nước, hướng tới Cộng đồng Kinh tế ASEAN, tích cực tham gia vào các hoạt
động của khu vực và thế giới để giao lưu và học hỏi kinh nghiệm, như tham gia Hội thi tay nghề ASEAN, …
Mở rộng quy mô và loại hình đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động và nguyện vọng học tập suốt đời của ngươi lao động. Đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo tay nghề để cung cấp lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa của đất nước, gắn đào tạo nghề với nhu cầu sử dụng và nhu cầu việc làm.
Phát triển mạnh mẽ đào tạo nghề theo cả hai hướng. Một là, đào tạo trọng điểm, tăng tỷ trọng đào tạo lao động có trình độ cao đẳng nghề và trung cấp nghề trong tổng quy mô đào tạo nghề hàng năm, đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế mũi nhọn, các khu công nghiệp và cho xuất khẩu lao động. Hai là, chú trọng phát triển đào tạo nghề ngắn hạn, đặc biệt là phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và đáp ứng nhu cầu phổ cập nghề cho người lao động để tăng cơ hội tìm kiếm việc làm và tự tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý đào tạo nghề nhằm tạo ra bước đột phá trong lĩnh vực đào tạo nghề, đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường lao động. Thiết lập hệ thống thông tin thị trường lao động để thường xuyên nắm bắt nhu cầu lao động, trong đó có lao động trình độ cao, lao động lành nghề theo từng nghề, từng nhóm nghề cụ thể của các doanh nghiệp để kịp thời có kế hoạch đào tạo, cung ứng lao động phù hợp.