Đánh giá chung về thị trường lao động Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của việc tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đối với thị trường lao động việt nam (Trang 43 - 45)

7. Kết cấu báo cáo nghiên cứu

2.1.4. Đánh giá chung về thị trường lao động Việt Nam

Đánh giá tổng quan thị trường lao động Việt Nam thời kỳ 2001-2014 cho thấy: thị trường lao động tiếp tục được phát triển theo hướng hiện đại hóa và định hướng thị trường; khuôn khổ luật pháp, thể chế, chính sách thị trường lao động từng bước được hoàn thiện; các kết quả trên thị trường lao động được cải thiện như chất lượng cung tăng lên, cơ cấu cầu lao động chuyển dịch tích cực, thu nhập, tiền lương được cải thiện, năng suất lao động và tính cạnh tranh của lực lượng lao động tăng lên.

Tuy nhiên, với bối cảnh chuyển đổi và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới thì sự hình thành và phát triển của thị trường lao động Việt Nam vẫn mang đặc điểm của một thị trường còn nhiều yếu kém:

- Về quy mô: theo báo cáo của Viện Khoa học lao động – xã hội, tổng việc làm của nền kinh tế tăng nhưng chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Những năm vừa qua hệ số co giãn việc làm ở nước ta chỉ đạt mức trung bình 0,28% (tức là khi GDP tăng thêm 1% thì việc làm chỉ tăng 0,28%), so với các nước trong khu vực thì hệ số co giãn việc làm còn thấp. Nghĩa là tăng trưởng chưa tạo ra nhiều việc làm, đem lại lợi ích cho người lao động. Về cơ bản Việt Nam vẫn là một thị trường dư thừa lao động trong nông nghiệp, nông thôn với chất lượng cung lao động thấp, phân bổ chưa hợp lý và khả năng di chuyển còn bị hạn chế; cầu lao động thấp về số lượng và vẫn còn một tỷ lệ lớn lao động làm việc trong các nghề giản đơn, không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật, khu vực làm công ăn lương phát triển chậm; tuy tỷ lệ thất nghiệp khá thấp, nhưng tỷ lệ thiếu việc làm vẫn còn khá nghiêm trọng. Hệ thống luật pháp về thị trường lao động chưa đầy đủ; cơ sở hạ tầng của thị trường lao động chưa phát triển đồng bộ dẫn đến khả năng kết nối cung cầu lao động kém; có sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động, mặc dù thiếu việc làm chiếm tỷ lệ lớn, nhưng một số ngành nghề, địa phương… không tuyển được lao động; thiếu chính sách phù hợp để quản lý di chuyển lao động trong nước và quốc tế; chưa thiết lập hệ thống quan hệ lao động hiện đại dựa vào cơ chế đối thoại, thương lượng hiệu quả giữa các đối tác xã hội.

cấu, năng suất thấp, nhiều rủi ro, tình trạng chia sẻ công việc, chia sẻ việc làm còn phổ biến. Hiện nay cả nước vẫn còn trên 50% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều này cho thấy Việt nam vẫn là một nước kém phát triển và tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn vẫn trầm trọng (chiếm tỷ trọng gần 97% trong tổng số lao động thiếu việc làm chung). Mặc dù sự chuyển dịch cơ cấu lao động đã có tín hiệu tích cực nhưng chưa theo kịp tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và việc phân phối, sử dụng lao động trong các khu vực kinh tế mất cân đối. Cụ thể, ở khu vực ngoài nhà nước sử dụng trên 87% lao động xã hội, nhưng đại bộ phận làm việc ở hộ cá thể, sản xuất nhỏ phân tán, phi chính thức với trình độ công nghệ, phương thức sản xuất lạc hậu, năng suất lao động thấp. Kết quả điều tra của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho thấy tỷ lệ việc làm không bền vững chiếm tỷ lệ 2/3 đến 3/4 số việc làm, nguy cơ có việc làm mà vẫn nghèo còn cao. Tình trạng việc làm khu vực phi chính thức (chiếm tỷ lệ 70% trong tổng số việc làm) nhưng không được hưởng chính sách an sinh xã hội, luôn đối mặt với việc làm bấp bênh, thu nhập thấp, ít được bảo vệ. Đây là vòng luẩn quẩn trong bức tranh chung của thị trường lao động Việt Nam: chất lượng lao động thấp dẫn đến lương thấp, năng suất lao động thấp và cuối cùng cản trợ tốc độ tăng trưởng kinh tế.

- Về chất lượng: tuy chất lượng của thị trường lao động Việt Nam đã có nhiều cải thiện trong những năm gần đây, nhưng so với mức độ phát triển của các thị trường lao động trong khu vực ASEAN, thì còn ở thứ hạng khá thấp. Chất lượng của thị trường lao động Việt Nam chỉ xếp trên Lào, Myanmar, Campuchia.Hệ thống giáo dục, hướng nghiệp và đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là đối với lao động yêu cầu kỹ năng cao; một bộ phận lớn người lao động chưa được bảo vệ trong thị trường; thị trường lao động bị phân mảng, có sự phân cách lớn giữa thành thị - nông thôn, vùng động lực phát triển kinh tế-vùng kém phát triển, lao động không có kỹ năng - có kỹ năng. Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém trên là do chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, chức năng và lộ trình phát triển của thị trường lao động; khuôn khổ pháp lý cho phát triển doanh nghiệp và thị trường lao động chậm đổi mới tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh, phân bổ nguồn nhân lực, thu nhập và chia sẻ rủi ro; các điều kiện để phát triển đồng bộ cung, cầu lao động và gắn kết cung - cầu lao động yếu kém; các thể chế quan hệ lao động và quản trị thị trường lao động còn yếu; huy động và phân bổ nguồn lực tài

chính cho phát triển thị trường lao động chưa hợp lý và kém kiệu quả.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay, Việt Nam sẽ có các cơ hội và gặp nhiều thách thức đối với sự phát triển thị trường lao động. Quá trình phân công sản xuất trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu sẽ kéo theo sự tái phân bố lao động và sự phụ thuộc lẫn nhau của thị trường lao động các quốc gia. Các công ty xuyên quốc gia không chỉ là tác nhân giúp các nước và lãnh thổ kinh tế tham gia sâu hơn vào mạng sản xuất toàn cầu, mà còn có vai trò là người sử dụng lao động đa quốc gia, sẽ đặt ra những tiêu chuẩn lao động mới, thách thức các khuôn khổ tiêu chuẩn và luật pháp lao động quốc gia. Cạnh tranh quốc tế trong phân công lao động sẽ thúc đẩy cạnh tranh và phân công lao động trong nước, năng lực cạnh tranh quốc gia sẽ phụ thuộc vào mức độ thành công của tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Nền kinh tế tiếp tục mở cửa, tạo điều kiện phát huy tốt hơn những thế mạnh trong nước nhưng cần khắc phục những hạn chế kìm hãm nhu cầu nội địa và cho xuất khẩu, các tiêu chuẩn hàng hóa sản xuất và tiêu chuẩn lao động trở thành các ràng buộc cạnh tranh, kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao là điều kiện cơ bản để giải quyết việc làm nhưng yêu cầu phải bền vững, thể chế thị trường lao động tiếp tục cần hoàn thiện để phù hợp với thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu Tác động của việc tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đối với thị trường lao động việt nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)