Nguồn lực lao động được phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn

Một phần của tài liệu Tác động của việc tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đối với thị trường lao động việt nam (Trang 61 - 63)

7. Kết cấu báo cáo nghiên cứu

3.1.3. Nguồn lực lao động được phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn

Gia nhập AEC đồng nghĩa với việc mở rộng thương mại nội khối và đầu tư trong khu vực ASEAN, vì thế sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu việc làm và cơ cấu lao động. Trên thị trường lao động sẽ có sự chuyển dịch về lao động trong nước, giữa các khu vực kinh tế, các địa phương, các ngành nghề, các doanh nghiệp và chuyển dịch lao động từ Việt Nam tới các nước trong khu vực và ngược lại. Đây là sự dịch chuyển theo quy luật từ nơi có thu nhập thấp đến nơi có thu nhập cao, từ nơi có ít cơ hội việc làm đến nơi có nhiều cơ hội việc làm, từ nơi có điều kiện lao động kém đến nơi có điều kiện lao động tốt

hơn. Đây là sự dịch chuyển hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế và lợi ích cho người lao động, cho doanh nghiệp và cho toàn bộ nền kinh tế.

Theo dự báo, trong thời gian tới Việt Nam sẽ có dòng di chuyển lao động như sau: Thứ nhất là dòng di chuyển trên thị trường lao động nội địa theo các hướng

- Nông thôn ra thành thị.

- Nông thôn đến các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, có yếu tố nước ngoài.

- Nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.

- Từ khu vực kinh tế nhà nước sang khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Việt Nam gia nhập AEC sẽ làm giảm một cách tương đối thu nhập của các hộ nông dân sản xuất những sản phẩm nông nghiệp. Sự thay đổi này cho phép Việt Nam tập trung khai thác thế mạnh những sản phẩm (cả nông nghiệp và phi nông nghiệp) có lực lượng lao động phổ thông lớn, làm tăng thu nhập của người lao động, trong đó có lao động đã và đang làm nghề nông. Tuy nhiên, sự xóa bỏ hạn ngạch hàng dệt may đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ là một yếu tố cải thiện thu nhập của lao động phổ thông thoát ly nông nghiệp. Như vậy, khi bị mất việc làm ở khu vực nông nghiệp, lực lượng lao động nông thôn sẽ bổ sung và làm tăng nguồn cung lao động phổ thông cho các ngành công nghiệp, nhất là ở những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như chế biến, dệt may. Sự dịch chuyển này được xem là một xu hướng tích cực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.

Thứ hai là dòng di chuyển lao động ra nước ngoài, trong khu vực ASEAN thì chủ yếu vào các nước Malaysia, Singapore và Thái Lan. Dòng di chuyển này đòi hỏi lao động phải có chuyên môn kỹ thuật (70-75%), riêng xuất khẩu chuyên gia đòi hỏi 100% phải có trình độ đại học trở lên. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao, trên 50% lao động đi làm việc được đào tạo nghề và trên 90% được giáo dục định hướng. Trước mắt, trong năm 2015 có 8 ngành nghề lao động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương, gồm kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên ngành du lịch. Ngoài ra, nhân lực chất lượng cao, trong đó có nhân lực được đào tạo chuyên môn hoặc có trình độ từ đại học trở lên,

thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, được di chuyển tự do hơn.

Thứ ba là dòng di chuyển lao động từ nước ngoài vào Việt Nam. Cùng với sự gia tăng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, dòng di chuyển lao động vào Việt Nam cũng gia tăng bởi các gói dịch vụ do các nhà đầu tư nước ngoài cung cấp có kèm điều kiện sử dụng lao động. Phần lớn lao động nước ngoài vào làm việc ở Việt Nam là các chuyên gia, thợ lành nghề và các nhà quản lý. Lực lượng lao động chất lượng cao này sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn và tạo ra các cơ hội cho lao động Việt Nam học tập và nâng cao kỹ năng quản lý.

Một phần của tài liệu Tác động của việc tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đối với thị trường lao động việt nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)