7. Kết cấu báo cáo nghiên cứu
3.2.1. Áp lực gia tăng tỷ lệ thất nghiệp
Khi AEC hình thành vào cuối năm 2015, lực lượng lao động có tay nghề cao được tự do dịch chuyển trong khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ làm tăng mức độ cạnh tranh trong tìm kiếm việc làm. Người lao động có khả năng bị thất nghiệp do những nguyên nhân sau:
- Do chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam còn kém
Hiện nay cả nước có 60% dân số trong độ tuổi lao động (khoảng hơn 54 triệu người), trong đó gần 10 triệu lao động đang làm việc đã qua đào tạo, tương ứng với 18,3% (trong khi ở các nước phát triển tỷ lệ này là 60 – 70%). Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, lực lượng lao động ở Việt Nam chủ yếu là lao động nông thôn (chiếm trên 50%), trong khi đó có đến khoảng hơn 70% lao động ở khu vực này chưa qua đào tạo, trình độ chuyên môn, tay nghề yếu, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp kém. Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam chỉ đạt 3,97 điểm/10 điểm, mức độ sẵn có lao động sản xuất chất lượng cao của Việt Nam là 3,25 điểm, thấp hơn rất nhiều so với Malaysia, Singapore, Thái Lan…, mức độ sẵn có lao động hành chính chất lượng của Việt Nam cũng trong tình trạng tương tự.
nhưng trình độ năng lực của đội ngũ doanh nhân Việt Nam còn thấp kém. Theo cuộc điều tra của Cục Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thực hiện ở 60.000 doanh nghiệp ở 30 tỉnh, thành phía Bắc thì có tới 55,63% số chủ doanh nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ sơ cấp. Theo điều tra trên 85 doanh nghiệp ở Việt Nam do IEC (Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế) và MPDF (Chương trình phát triển dự án Mekong) thực hiện, chỉ có 23% số người được hỏi cho rằng các chủ doanh nghiệp đã hiểu khái niệm và nguyên tắc cơ bản của quản trị doanh nghiệp, nhiều giám đốc được phỏng vấn còn lẫn lộn giữa quản trị doanh nghiệp với quản lý tác nghiệp như điều hành sản xuất, quản lý marketing, quản lý nhân sự. Như vậy là các chức danh chủ chốt của doanh nghiệp trên chưa đáp ứng đủ trình độ và năng lực quản lý điều hành.
Hiện nay, một trong số những thế mạnh của Việt Nam trong sản xuất công nghiệp là nhân công giá rẻ, song nguyên nhân “giá rẻ” lại xuất phát từ sự hạn chế về trình độ, tay nghề của người lao động. Theo phân tích của các nhà quản lý, gánh nặng giải quyết việc làm đang đặt lên vai các cơ quan chức năng xuất phát từ sự dư thừa lực lượng lao động giản đơn không có tay nghề hoặc tay nghề quá thấp, không phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.
Với trình độ năng lực thấp kém như vậy tất yếu sẽ dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp. Trong khi đó, thị trường lao động yêu cầu hội nhập lại cần nhân lực chuyên môn, đặc biệt là nhân lực cao cấp hơn bao giờ hết. Ví dụ như ngành du lịch được xem là một trong những ngành mũi nhọn trong thời gian tới, có nhu cầu nhân lực rất lớn. Dự kiến từ nay đến năm 2020, ngành này cần khoảng trên 350 nghìn người và tỷ lệ tăng hàng năm khoảng 8,5%. Song theo đánh giá của chuyên gia thì khả năng đào tạo nhân lực của ngành du lịch đến năm 2020 trong cả nước cũng chỉ đạt trên 150 nghìn người, như vậy chỉ đạt trên 2/5 số cần thiết. Ngành công nghệ thông tin, theo nghiên cứu phối hợp giữa CISCO và Công ty dữ liệu quốc tế (IDC), Việt Nam hiện nay thiếu khoảng 8.000 đến 10.000 chuyên gia công nghệ thông tin lành nghề. Mặc dù có 300 cơ sở đào tạo chính quy trình độ Đại học và Cao đẳng tham gia đào tạo Công nghệ thông tin và số sinh viên tốt nghiệp ra trường khoảng 4.000-5.000 người/năm, song vẫn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, nhất là ngoại ngữ.
- Do cạnh tranh giữa lao động trong nước và lao động nước ngoài
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là một khối kinh tế khu vực của các quốc gia thành viên ASEAN sẽ được thành lập vào năm 2015. Để thành một thị trường chung, một cơ sở sản xuất và phân phối chung, AEC sẽ thực hiện tự do luân chuyển năm yếu tố căn bản trong đó có yếu tố lao động lành nghề. Điều đó sẽ là một thử thách khó khăn vì khi lao động các nước ASEAN được tự do di chuyển, làm việc, định cư và được đối xử bình đẳng tại các nước thành viên, sức ép cạnh tranh đối với lao động của Việt Nam sẽ là rất lớn. Các chuyên gia cho rằng, sự “tự do” này vừa là cơ hội cho thị trường lao động Việt Nam, đồng thời cũng là thách thức không nhỏ khi một lượng lớn lao động từ các nước ASEAN vào Việt Nam sẽ tạo nên cuộc cạnh tranh với lao động trong nước. Lâu nay, chúng ta luôn giới thiệu về đội ngũ lao động trong nước với các đặc điểm: cần cù, chịu khó học hỏi, … trong khi đó, yêu cầu về tay nghề và kiến thức chuyên môn chưa bao giờ là ưu điểm. Khi tham gia AEC, lao động ngoài việc giỏi chuyên môn còn cần có vốn ngoại ngữ để có cơ hội tham gia làm việc tại các quốc gia của AEC.
Khi AEC thành lập, trên thực tế chỉ cho phép luân chuyển lao động trong 8 ngành: kiểm toán, kiến trúc, kỹ sư, nha sĩ, bác sĩ, y tá, điều tra viên và du lịch. So với toàn bộ cơ cấu nền kinh tế, lao động nhóm này chỉ chiếm số lượng rất nhỏ (1%) tổng số lực lượng lao động. Cơ hội dành cho lao động Việt Nam càng thu hẹp bởi các yêu cầu khắt khe về chuyên môn, ngoại ngữ. Đương nhiên lao động ở các nước khác thuộc AEC cũng phải biết tiếng Việt mới vào cạnh tranh việc làm với lao động trong nước nhưng theo các chuyên gia, nếu chính người lao động trong nước không ý thức rõ “mối nguy” này thì sẽ thua ngay trên “sân nhà” bởi chúng ta khó cạnh tranh về trình độ tay nghề, chuyên môn với nhiều quốc gia trong AEC.