Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Một phần của tài liệu Tác động của việc tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đối với thị trường lao động việt nam (Trang 77 - 80)

7. Kết cấu báo cáo nghiên cứu

4.2.2. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Nâng cao chất lượng giáo dục trung học cơ sở và đào tạo nghề cần phải dựa trên các chính sách và quy định pháp luật của Chính phủ, cụ thể là Chiến lược Phát triển nguồn nhân lực 2011-2020, Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, Chiến lược phát triển đào tạo nghề 2011-2020, Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, và Luật Dạy nghề. Cần tập trung vào đầu tư cải cách giáo trình, nâng cao chất lượng đạo tạo, và tăng cường hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đào tạo với khu vực tư nhân để đảm bảo sinh viên có thể phát triển các kỹ năng cần thiết. Bên cạnh đó, thiết lập khung trình độ kỹ năng quốc gia đủ mạnh để có thể công nhận kỹ năng tay nghề của người lao động đang

tìm việc và đảm bảo chất lượng lao động cho các chủ sử dụng lao động tiềm năng. Tăng cường hệ thống thông tin, phân tích và dự báo về thị trường lao động sẽ giúp các cơ sở giáo dục và đào tạo có thể đáp ứng với nhu cầu về kỹ năng hiện tại và tương lai của các doanh nghiệp và các ngành kinh tế.

Tiếp tục nâng cao chất lượng chung về giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong nước, của khu vực và trên thế giới; phát triển mạnh hệ thống dạy nghề đáp ứng nhu cầu phát triển về quy mô và cơ cấu nghề đào tạo cho các ngành kinh tế và phổ cập nghề cho thanh niên, đặc biệt cần có những chính sách đột phá hỗ trợ doanh nghiệp trở thành chủ thể chính trong đào tạo đội ngũ lao động có kỹ năng cao; xây dựng các chính sách nhằm hỗ trợ chuyển đổi từ giai đoạn học tập sang giai đoạn gia nhập thị trường lao động; hỗ trợ di chuyển lao động tạo điều kiện cho lực lượng lao động phân bố hợp lý và hiệu quả.

* Cơ sở đào tạo

Các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực phải thay đổi quan điểm coi doanh nghiệp là khách hàng, dần xóa bỏ quan điểm thực hiện đào tạo theo chỉ tiêu được giao. Giáo đục dào tạo phải chuyển từ bề rộng sang chiều sâu. Ngoài chuyên môn, các yêu cầu về tính năng động, thái độ làm việc, năng lực giao tiếp, sự hợp tác và khả năng làm việc theo nhóm cần phải được chú trọng, nhất là các yêu cầu về khả năng thích ứng với công việc trong điều kiện tốc độ ứng dụng khoa học công nghệ diễn ra với tốc độ nhanh như hiện nay. Vì vậy, cần phải gắn kết được chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, xây dựng một chương trình và khối lượng đào tạo phù hợp. Đây chính là điểm gặp nhau giữa cung và cầu lao động, nếu biết gắn kết sẽ tạo ra hiệu quả cho xã hội và doanh nghiệp. Từ những yêu cầu trên, đòi hỏi mỗi cơ sở đào tạo không chỉ đào tạo về những kiến thức cơ bản mà còn phải đào tạo các kiến thức thực tế.

Các cơ sở đào tạo cần phải xây dựng các chương trình đào tạo hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thị trường nhằm đáp ứng để nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Hiện tại các trường đại học chất lượng cao của thế giới, các trường đại học tư nhân đang dần được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, các chương trình đào tạo đều dựa trên nhu cầu thực tế và phù hợp với yêu cầu quốc tế. Như vậy, nếu bản thân các cơ sở đào tạo trong nước không đáp ứng được về chất lượng đào tạo, không có chương trình phù hợp thì việc lựa chọn của

doanh nghiệp cũng như sinh viên đầu vào cũng sẽ hạn chế. Đặc biệt, các chương trình đào tạo cần phải linh hoạt về nội dung cũng như thời gian đào tạo, gắn kết với các doanh nghiệp để thực tiễn hóa nội dung đào tạo.

* Doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cần hỗ trợ các cơ sở đào tạo thông qua việc xây dựng thông tin về nhu cầu tuyển dụng, hỗ trợ thực tập, hỗ trợ cơ sở vật chất, môi trường thực hành, mô phỏng sản phẩm, nghiệp vụ, quy trình, kinh nghiệm thực tế … đưa ra những yêu cầu về đào tạo theo nhu cầu đối với các cơ sở đào tạo theo những chương trình đã được đính sẵn sẽ là một sự đầu tư hiệu quả và tiết kiệm nhất. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn nhân lực này như thế nào lại là bài toán khó cho các doanh nghiệp. Hiện nay, cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất giữa các doanh nghiệp là cạnh tranh nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực cấp cao và cấp trung thường có xu hướng chuyển dịch từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác. Cái khó của doanh nghiệp là làm sao giữ được người tài, có năng lực thông qua các cơ chế như lương thưởng, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến…

Hầu hết các doanh nghiệp đều chưa thực sự quan tâm đến vấn đề nguồn nhân lực, vẫn duy trì quan điểm quản lý nhân sự thuần túy. Đây cũng là một hạn chế lớn cho doanh nghiệp khi đưa ra các nhu cầu cho chính mình về nguồn nhân lực. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp phải chấp nhận và sẵn sàng đương đầu với một thực tế, đó là sự chuyển dịch lao động giữa các doanh nghiệp nội ngành hoặc thậm chí khác ngành do nhu cầu chính đáng của lao động (thay đổi môi trường làm việc, nhu cầu về thu nhập, cơ hội kinh doanh…). Chính vì vậy các doanh nghiệp cần phải coi trọng và sớm đưa vào áp dụng các giải pháp quản trị nguồn nhân lực (HRM) – một trong những cấu phần quan trọng của hệ thống quản lý tài nguyên của doanh nghiệp (ERP).

Trong thời gian tới, các doanh nghiệp một mặt cần nâng cao quản trị nguồn nhân lực sao cho gắn với hiệu quả kinh doanh, mặt khác cần thông qua các thỏa thuận chính thức, tham gia phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo để hiện thực hóa chủ trương “Đào tạo theo nhu cầu nguồn nhân lực của doanh nghiệp” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thị trường lao động Việt Nam nói chung và của chính bản thân mỗi doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập nói riêng.

Một phần của tài liệu Tác động của việc tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đối với thị trường lao động việt nam (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)