Mô tả thống kê và tương quan các biến trong nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu Luan an_Nguyen Thi Tuyet Lan (Trang 104 - 108)

5. Cấu trúc của luận án

4.1 Mô tả thống kê và tương quan các biến trong nghiên cứu định lượng

Bảng 4.1 trình bày kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu. Theo đó, cơ cấu vốn trung bình của các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 2005-2017 tại Việt Nam là 0,66 hay các doanh nghiệp này có tỷ lệ nợ trung bình chiếm khoảng 66% tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có mức nợ thấp nhất là 0 và mức nợ cao nhất gấp 1,69 lần tổng vốn của doanh nghiệp.

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định trên tổng tài sản bình quân của các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng trong giai đoạn 2005-2017 là 17%. Khả năng sinh lời bình quân của các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng tại Việt Nam là 12%. Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trên tổng tài sản bình quân của các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng là 12%. Tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp trên lợi nhuận doanh nghiệp bình quân là 16%. Trong giai đoạn 2005-2017, các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng chi đầu tư tài sản cố định bình quân bằng 19% tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ lệ lãi vay trên thu nhập trước lãi vay và thuế bình quân là 37%.

Tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp này bình quân là 149%, điều này có nghĩa là các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng có tính thanh khoản rất cao. Bên cạnh đó, lượng cổ tức các doanh nghiệp này chi trả bằng tiền mặt bình quân chiếm 49% lợi nhuận thuần của doanh nghiệp. Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần của các doanh nghiệp này bình quân là 74%. Cuối cùng, khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân của các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng là khoảng 0,10%, cao hơn khả năng sinh lời trên tài sản là 0,03%.

CCV SIZE NDTS PRFT TANG TAX GROWTH RISK LIQ DIV UNIQ ROA ROE Số quan sát 1198 1198 1198 1189 1198 1188 1198 1134 1198 1139 1186 1090 1090 Giá trị trung bình 0,66 26,19 0,17 0,12 0,12 0,16 0,19 0,37 1,49 0,49 0,74 0,03 0,10 Độ lệch chuẩn 0,19 1,45 0,16 1,88 0,13 3,78 0,17 8,44 1,49 1,12 0,30 0,06 0,16 Giá trị nhỏ nhất 0,00 19,18 0,00 -1,12 0,00 -72,57 0,00 -48,73 0,05 -39,19 0,00 0 0 Giá trị lớn nhất 1,69 30,93 0,93 61,50 0,94 70,05 0,94 38,15 32,80 64,06 1,64 0,84 1,49

Kết quả về mối tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu được trình bày trong Bảng 4.2. Kết quả tính toán cho thấy, các biến giải thích khác nhau tác động đến biến phụ thuộc theo các hướng khác nhau. Các nhân tố có tương quan cùng chiều đến cơ cấu vốn và mức độ tương quan lần lượt là: Quy mô doanh nghiệp (42%), Lợi ích thuế phi nợ vay (2%); Rủi ro (3%); và đặc điểm riêng của tài sản doanh nghiệp (9%).

Các nhân tố tương quan ngược chiều với cơ cấu vốn và mức độ tương quan lần lượt là: Khả năng sinh lời (10%); Tài sản cố định hữu hình (10%); Thuế suất thực tế (2%); Cơ hội tăng trưởng (10%); Tính thanh khoản (5%) và Tỷ lệ chi trả cổ tức (10%). Như vậy các biến giải thích có tương quan rõ ràng với biến phụ thuộc, mức độ tương quan mạnh yếu là khác nhau tuy nhiều chiều tương quan có dấu hiệu không ủng hộ lý thuyết về cơ cấu vốn. Nguyên nhân có thể xuất phát từ những đặc thù riêng của ngành Xây dựng nói riêng và những đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam nói chung. Điều này cùng với những kết quả thực nghiệm khác nhau của các nghiên cứu đi trước càng tạo nên những cơ sở vững chắc chứng minh sự cần thiết của những nghiên cứu thực nghiệm về cơ cấu vốn mục tiêu của các đối tượng riêng biệt.

Bên cạnh đó, phần lớn các biến giải thích có tương quan dương với ROE trừ chỉ tiêu về tính thanh khoản và phần lớn các biến giải thích có tương quan dương với ROA trừ chỉ tiêu về cơ cấu vốn. Mức độ tương quan giữa các biến giải thích với HQHĐKD của doanh nghiệp rơi vào khoảng từ 1% đến 21%. Trong đó quy mô doanh nghiệp (SIZE) có tương quan mạnh nhất đến ROE của doanh nghiệp (21%) và Tỷ lệ chi trả cổ tức (DIV) có tương quan mạnh nhất đến ROA (17%).

Bảng 4.2 cũng trình bày mối tương quan giữa từng cặp biến giải thích trong mô hình nghiên cứu. Từ bảng ta thấy hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình đều ở mức thấp, không có hệ số tương quan lớn hơn 0,8. Do đó ta có thể kết luận mô hình nghiên cứu không mắc khuyết tật đa cộng tuyến hoàn hảo. Mô hình nghiên cứu sẽ đảm bảo việc những kết quả ước lượng đều có tính chất tuyến tính, không chệch và hiệu quả.

CCV SIZE NDTS PRFT TANG TAX GROWTH RISK LIQ DIV UNIQ ROA ROE CCV 1,00 SIZE 0,42 1,00 NDTS 0,02 -0,05 1,00 PRFT -0,10 0,07 -0,04 1,00 TANG -0,10 0,04 0,14 0,00 1,00 TAX -0,02 0,05 0,01 0,01 0,76 1,00 GROWTH -0,1 0,00 0,16 0,01 0,02 0,00 1,00 RISK 0,03 0,05 0,01 0,00 -0,07 0,45 0,02 1,00 LIQ -0,50 -0,27 -0,04 0,03 -0,02 0,00 -0,07 0,01 1,00 DIV 0,1 0,06 0,00 0,00 -0,12 0,45 -0,02 0,04 -0,02 1,00 UNIQ 0,1 0,03 0,48 -0,09 -0,22 0,03 -0,08 0,03 -0,07 0,06 1,00 ROA -0,30 0,10 0,04 0,02 0,07 -0,06 0,08 0,02 0,03 0,17 -0,12 1,00 ROE 0,01 0,21 0,06 0,01 0,07 -0,02 0,07 0,02 -0.05 0,09 -0,05 0,72 1,00

Một phần của tài liệu Luan an_Nguyen Thi Tuyet Lan (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w