Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Luan an_Nguyen Thi Tuyet Lan (Trang 124 - 126)

5. Cấu trúc của luận án

5.2.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cũng chỉ ra ảnh hưởng của nhân tố khả năng sinh lời lên cơ cấu vốn mục tiêu của các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2005-2017. Yếu tố này tác động ngược chiều lên cơ cấu vốn mục tiêu của doanh nghiệp. Khả năng sinh lời tăng sẽ làm giảm tỷ lệ nợ của các doanh nghiệp xuống. Khả năng sinh lời tạo ra sự linh hoạt tài chính cho doanh nghiệp, giảm trở ngại tài chính nội sinh và giúp doanh nghiệp giảm sự phụ thuộc vào các nguồn vốn vay. Khi các doanh nghiệp có nguồn vốn nội sinh dồi dào và có lợi nhuận ngày càng tăng thì các doanh nghiệp sẽ có được sự tự chủ tài chính cần thiết. Để đạt được những mục tiêu này, việc cần thiết cho các doanh nghiệp là nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nghiên cứu gợi ý những nhóm giải pháp cho các doanh nghiệp về vấn đề này như sau:

Xây dựng, cần có những chiến lược phát triển trong những giai đoạn khác nhau, trong đó cần xây dựng những kế hoạch tài chính cụ thể, bám sát đường hướng phát triển và đặc điểm của doanh nghiệp trong khoảng thời gian đó. Các kế hoạch tài chính cần có những báo cáo tài chính dự kiến, cùng với đó là các tỷ số tài chính dự kiến được tính toán rõ ràng. Trong đó, các doanh nghiệp phải xác định những nhu cầu về vốn, giới hạn tỷ lệ vay nợ, đặt ra cơ cấu vốn mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp mình dựa trên các tỷ số tài chính đã tính toán. Kế hoạch tài chính sẽ giúp các doanh nghiệp thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để dự kiến những giải pháp phù hợp.

Thứ hai, các nhà quản trị doanh nghiệp nên đẩy mạnh các biện pháp quản lý, kiểm soát chặt các khoản phí (đặc biệt là các khoản chi phí không cần thiết), rà soát lại các chi phí sản xuất một cách thường xuyên. Các doanh nghiệp nên đánh giá lợi ích của các công nghệ mới trong sản xuất để có những giải pháp đầu tư ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động và tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó, các nhà quản lý cần có những chế độ khen thưởng và xử phạt hợp lý cho nhân viên.

Thứ ba, các doanh nghiệp cần xây dựng những kế hoạch huy động vốn phù hợp với nhu cầu đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh để tránh lãng phí vốn hoặc không đảm bảo vốn. Nếu thiếu vốn thì nên dựa trên cơ cấu vốn mục tiêu của doanh nghiệp mà lựa chọn huy động những nguồn vốn phù hợp, tránh để mất cân bằng trong cơ cấu vốn. Nếu thừa vốn thì tùy theo tính chất nguồn vốn mà lựa chọn hình thức đầu tư thích hợp. Việc lựa chọn ngân hàng huy động vốn cũng rất quan trọng vì trong giai đoạn hiện nay sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng lại đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế nếu doanh nghiệp biết cân nhắc để lựa chọn.

Thứ tư, các doanh nghiệp nên căn cứ vào cơ cấu vốn mục tiêu của mình và các tỷ số tài chính của doanh nghiệp để lựa chọn những hình thức đầu tư hiệu quả. Các doanh nghiệp nên tập trung vào khai thác các ngành kinh doanh mà doanh nghiệp mình có thế mạnh, tránh đầu tư quá dàn trải vào nhiều lĩnh vực mà mình còn

chưa có nhiều lợi thế cạnh tranh. Thực tế, các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thường là những doanh nghiệp tập trung đầu tư cho các ngành kinh doanh có thế mạnh, ví dụ như Tập đoàn Vingroup (lĩnh vực bất động sản), Công ty cổ phần sữa Việt Nam (lĩnh vực sữa).

Thứ năm, các doanh nghiệp ngành Xây dựng nên có những biện pháp để khơi thông thị trường đầu ra cho sản phẩm của mình để gia tăng khả năng hấp thụ vốn. Các doanh nghiệp nhỏ lẻ cần tìm những đối tác để hợp tác lâu dài trong những dự án và công trình lớn, điều này vừa đảm bảo tăng khả năng cạnh tranh vừa đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là những giải pháp căn cơ và bền vững cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luan an_Nguyen Thi Tuyet Lan (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w