Đầu tư đổi mới tài sản cố định

Một phần của tài liệu Luan an_Nguyen Thi Tuyet Lan (Trang 127 - 129)

5. Cấu trúc của luận án

5.2.4Đầu tư đổi mới tài sản cố định

Kết quả phân tích thực nghiệm cho thấy tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản bình quân của các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng tại Việt Nam dao động từ khoảng 15% đến 26%. Đối với ngành Xây dựng là ngành thâm dụng vốn thì tỷ trọng này còn khá thấp. Chi đầu tư đổi mới tài sản cố định của các doanh

nghiệp này thấp phản ánh trình độ, trang thiết bị, máy móc còn lạc hậu, quy mô doanh nghiệp còn nhỏ, dẫn đến khả năng cạnh tranh còn thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy tài sản cố định hữu hình ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nợ vay của các doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp ngành Xây dựng cần có những biện pháp để đổi mới tài sản cố định nhằm tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, giảm thời gian thi công, tăng khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận.

Những giải pháp cho các doanh nghiệp ngành Xây dựng để đổi mới tài sản cố định đó là:

Đầu tư nghiên cứu đổi mới công nghệ sản xuất nhằm giảm thiểu thời gian sản xuất, đồng thời nâng cao trình độ đội ngũ công nhân, nhân viên để làm chủ khoa học kĩ thuật mới. Đưa ra những chế độ đãi ngộ hợp lý để tuyển dụng lực lượng lao động trí thức trình độ cao, xây dựng đội ngũ nhân viên nòng cốt cho doanh nghiệp.

Tránh mua các máy móc thiết bị cũ, lỗi thời, lạc hậu. Điều này có thể giảm chi phí cố định của doanh nghiệp nhưng sẽ tạo nên gánh nặng trong dài hạn và không đem lại hiệu quả mong muốn. Các doanh nghiệp nên nghiên cứu, tìm tòi các đối tác cung cấp thiết bị cho lĩnh vực sản xuất của mình để hợp tác và mua những trang thiết bị phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất và phù hợp với nguồn vốn của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, đối với ngành xây dựng, đổi mới và ứng dụng công nghệ vật liệu mới là rất cần thiết. Để công nghệ và vật liệu mới được áp dụng vào các công trình việc đầu tiên là phải vượt qua được tư tưởng “chưa cần thiết áp dụng” và “ép chín” tiến độ dự án, các hồ sơ thiết kế vì có nhiều ý kiến cho rằng: “không cần thiết phải áp dụng các công nghệ, vật liệu mới cứ như cũ làm cho nhanh”. Càng sớm càng tốt cần ban hành, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, qui chuẩn, định mức dự toán liên quan. Cần có cơ chế bảo trợ, khuyến khích áp dụng công nghệ và vật liệu mới. Để quản lý được chặt chẽ chất lượng thi công, các cơ quan quản lý nhà nước cần tiến hành kiểm soát và thẩm định chặt chẽ trước khi ban hành chứng nhận hợp pháp các công nghệ mới. Từ đó để có lộ trình chuyển giao ứng

dụng và kiểm nghiệm tại thực địa. Việc ứng dụng vật liệu mới nhằm giảm giá thành và chất lượng về cơ bản không đi cùng nhau (nghĩa là giảm giá thành nhưng chất lượng vẫn phải đảm bảo) cần hết sức tránh trường hợp nhà thầu sử dụng vật liệu không như yêu cầu, chất lượng kém, khác hẳn các vật liệu thay thế bởi công nghệ cao. Các chủng loại vật liệu tương đối đa dạng, cần đánh giá được chất lượng thực của công nghệ vật liệu, nhãn hiệu hàng hóa, công bố rộng rãi trong tiêu chuẩn quy chuẩn để chủ đầu tư, tư vấn thiết kế có định hướng sử dụng. Tiếp đến là quy định thời gian sở hữu công nghệ. Công nghệ bản chất là sản phẩm, có vòng đời và thời gian của nó. Muốn đưa vào phải cần có lộ trình và cần có thời gian. Nhà nước hay Chủ đầu tư có thể bỏ tiền mua lại bản quyền về công nghệ để nhân rộng phổ biến đại trà trên cơ sở đánh giá được hiệu quả kinh tế và giá trị chất xám mà công nghệ mang lại. Trong xu thế chung, một trong các bên tham gia trực tiếp đến dự án, giá thành xây dựng dự án, các kỹ sư thiết kế cần cập nhật công nghệ, ứng dụng các công nghệ mới để ứng dụng từ giai đoạn thiết kế nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Nên xem kết quả ứng dụng cho các công trình, dự án lớn không nên xem cho từng công trình nhỏ lẻ. Ứng dụng công nghệ và vật liệu trong xây dựng công trình là một xu hướng tất yếu. Trong quá trình thực hiện, chắc chắn không tránh khỏi những khó khăn bước đầu. Do đó rất cần một chiến lược tổng thể và dài hạn cho công tác ứng dụng công nghệ, vật liệu xây dựng mới tiến đến đổi mới toàn diện cả quy trình đầu tư, thiết kế và thi công là rất cần thiết trong đó nhân tố con người phải được đặt lên hàng đầu.

Một phần của tài liệu Luan an_Nguyen Thi Tuyet Lan (Trang 127 - 129)