Điều chỉnh quy mô doanh nghiệp một cách hợp lý

Một phần của tài liệu Luan an_Nguyen Thi Tuyet Lan (Trang 123 - 124)

5. Cấu trúc của luận án

5.2.1Điều chỉnh quy mô doanh nghiệp một cách hợp lý

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy quy mô doanh nghiệp là một trong những yếu tố tác động mạnh lên cơ cấu vốn mục tiêu của các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2005-2017. Trải qua nhiều biến động của ngành cũng như các biến động của nền kinh tế Việt Nam, nhân tố này vẫn tác động lên cơ cấu vốn mục tiêu của các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây xuyên suốt trong một khoảng thời gian rất dài trong khi ảnh hưởng của các nhân tố khác là không ổn định. Quy mô của các doanh nghiệp sẽ tạo ra những lợi thế trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay. Tuy nhiên, sự mở rộng quy mô doanh nghiệp cũng gây ra những sự phụ thuộc vào các khoản nợ vay bởi thị trường vốn của Việt Nam chưa thực sự phát triển. Quy mô doanh nghiệp có thể mang lại những hiệu ứng tích cực nhưng đồng thời cũng có thể trở thành gánh nặng rủi ro phá sản nếu doanh nghiệp không có những giải pháp điều chỉnh hợp lý.

Các doanh nghiệp cần phải căn cứ vào những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp cũng như sự biến động và ảnh hưởng của những tác nhân kinh tế để xây dựng và có những chiến lược phát triển cho riêng mình. Các doanh nghiệp nên mở rộng quy mô khi có nhiều dự án đầu tư và cần một lượng vốn vay để phát triển. Tuy

nhiên mức độ mở rộng quy mô cần căn cứ vào ảnh hưởng thực tế của nó đến cơ cấu vốn mục tiêu của doanh nghiệp. Nếu mở rộng quy mô quá mức, tỷ lệ nợ của doanh nghiệp sẽ tăng cao và khả năng doanh nghiệp sẽ gặp những rủi ro phá sản là rất lớn. Việc mở rộng quy mô doanh nghiệp có thể được thực hiện đồng bộ hoặc từng phần, tùy theo đặc điểm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, lời khuyên cho các doanh nghiệp có cơ cấu vốn mục tiêu cao và sắp đạt ngưỡng là nên mở rộng quy mô doanh nghiệp từng phần và phải luôn luôn xem xét giới hạn tỷ lệ nợ của mình. Ngược lại, các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ thấp có thể mở rộng quy mô một cách đồng bộ để tiếp cận càng nhiều các nguồn vốn vay hơn.

Các nhà quản trị doanh nghiệp cần quan tâm tới cơ cấu vốn mục tiêu của doanh nghiệp mình. Khi tỷ lệ nợ của doanh nghiệp tăng cao, vượt qua ngưỡng báo động trong điều kiện nền kinh tế đang có dấu hiệu suy giảm hay doanh nghiệp đang gặp khó khăn, các nhà quản lý doanh nghiệp nên có những giải pháp để điều chỉnh quy mô doanh nghiệp nhằm điều chỉnh lại cơ cấu vốn mục tiêu của doanh nghiệp mình, tránh rủi ro phá sản.

Một phần của tài liệu Luan an_Nguyen Thi Tuyet Lan (Trang 123 - 124)