Gia tăng vốn tự có và khai thác thêm các kênh huy động vốn

Một phần của tài liệu Luan an_Nguyen Thi Tuyet Lan (Trang 126 - 127)

5. Cấu trúc của luận án

5.2.3Gia tăng vốn tự có và khai thác thêm các kênh huy động vốn

Dữ liệu nghiên cứu cũng cho thấy nhiều doanh nghiệp ngành Xây dựng còn có quy mô vốn nhỏ nên năng lực tài chính của các doanh nghiệp này còn rất hạn chế. Những giải pháp để gia tăng vốn tự có sẽ giúp nâng cao khả năng tự chủ tài chính của các doanh nghiệp này, điều này sẽ giúp các doanh nghiệp này có thể vượt qua các thời điểm khó khăn khi mà các ngân hàng giảm hạn mức cho vay, tăng lãi suất.

Các doanh nghiệp ngành Xây dựng có thể gia tăng vốn tự có bằng cách: Gia tăng lượng lợi nhuận giữ lại. Việc hợp đồng với các cổ đông và giữ lại một lượng lợi nhuận ngày càng nhiều sẽ giúp bổ sung nguồn vốn sở hữu tốt nhất đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tập trung trọng tâm công tác thu hồi nợ đọng từ các dự án. Các doanh nghiệp cần có biện pháp mạnh đối với các khoản nợ dây dưa, khó đòi. Đối với các công trình, gói thầu đã được doanh nghiệp giao khoán, Giám đốc đơn vị, đội trưởng phải chịu trách nhiệm đến cùng đối với các khoản công nợ tại các công trình, gói thầu.

Các doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô, kêu gọi thêm thành viên cũng như cổ đông góp vốn, điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thêm một lượng vốn rất lớn.

Các doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao, có nhiều cơ hội tăng trưởng nên mở rộng quy mô, tung ra thị trường thêm cổ phiếu để huy động vốn nhiều hơn trên thị trường này. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể xem xét phát hành cổ phiếu ưu đãi (không tham gia quản lý) với lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm để huy động vốn.

Các doanh nghiệp có thể xem xét các phương án sát nhập, hợp nhất với các doanh nghiệp khác để gia tăng lượng vốn chủ sỡ hữu của mình.

Bên cạnh những biện pháp nhằm gia tăng vốn tự có, các doanh nghiệp ngành Xây dựng cũng nên xem xét đến việc khai thác thêm các kênh huy động vốn. Đối với các doanh nghiệp ngành Xây dựng, việc sử dụng các tài sản ngắn hạn để thế chấp hoặc bán những tài sản tương lai đều là những phương pháp tương đối tốt để huy động vốn hiệu quả. Ngoài ra, các doanh nghiệp này cũng nên tạo dựng và duy trì các mối quan hệ tốt với các ngân hàng cũng như các đối tác kinh doanh để có thể huy động vốn dưới nhiều hình thức khác khi cần thiết. Mặt khác, một trong những hình thức khá phổ biến trên thế giới đó là thuê tài chính, hình thức này không đòi hỏi đảm bảo có trước, vừa giúp doanh nghiệp tiếp cận hình thức tín dụng mới, vừa giải tỏa áp lực về tài sản đảm bảo.

Kênh huy động nợ dài hạn truyền thống của các doanh nghiệp hiện tại vẫn là vay ngân hàng. Việc phụ thuộc quá lớn vào vốn vay ngân hàng làm cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều hạn chế trong đa dạng vốn dài hạn để đảm bảo cơ cấu vốn mục tiêu. Kênh huy động nợ bằng cách phát hành các loại trái phiếu và giấy nhận nợ là một cách thức hiện đang rất phổ biến ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay hình thức huy động vốn gián tiếp này vẫn chưa phát triển.

Một phần của tài liệu Luan an_Nguyen Thi Tuyet Lan (Trang 126 - 127)