Kết quả nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Luan an_Nguyen Thi Tuyet Lan (Trang 118)

5. Cấu trúc của luận án

4.3 Kết quả nghiên cứu định tính

Các doanh nghiệp khi được hỏi về mức độ đồng ý đối với các quan điểm về cơ cấu vốn và cơ cấu vốn mục tiêu mà luận án sử dụng cho thấy 100% đồng ý với các quan điểm đó.

Các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ thấp phần lớn là những doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh thấp, đang trong tình trạng khó khăn, tài sản cố định lạc hậu, thị phần nhỏ và có khả năng cạnh tranh yếu. Các doanh nghiệp này sử dụng tỷ lệ thấp để hạn chế hiệu ứng tiêu cực của đòn cân nợ và giảm áp lực về thanh toán các khoản nợ vay. Tuy nhiên, khi NCS khảo sát nhóm sử dụng nợ thấp, có những doanh nghiệp có tổng tài sản lớn mà không vay nợ, các doanh nghiệp này giải thích để “giải quyết bài toán thiếu vốn, doanh nghiệp thường chọn giải pháp vốn cổ phần chứ không mấy mặn mà với việc sử dụng tài trợ bằng vốn nợ”. Như vậy, các doanh nghiệp dường như đã quên đi lợi ích từ việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Ngoài ra, các doanh nghiệp thuộc nhóm sử dụng nợ thấp cũng lý giải nguyên nhân do đặc thù trong hoạt động kinh doanh của họ như các công trình thi công dài, vốn đầu tư mang tính dàn trải, thu hồi vốn chậm.

Các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao, phần lớn là những doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động kinh doanh cao, khả năng cạnh tranh mạnh và thị phần lớn. Trong số các doanh nghiệp sử dụng nợ nhiều, phần lớn là nợ vay ngắn hạn và mục đích vay nhằm tài trợ cho việc đền bù, giải tỏa, nộp tiền sử dụng đất và chi trả bồi thường cho bên thứ ba trong việc hoàn thiện pháp lý các dự án lớn. Mặt khác, các doanh nghiệp trong nhóm sử dụng tỷ lệ nợ cao cũng cho biết. Ngành xây dựng có đặc thù vay nợ nhiều cho các công trình dự án, nợ phải trả khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ nhưng về bản chất lại là hình thực vay vốn mà doanh nghiệp không phải trả lãi, việc trả nợ gốc được hoàn thành khi dự án kết thúc, bởi vậy mặc dù tỷ lệ nợ cao nhưng các doanh nghiệp không chịu quá nhiều áp lực chi trả lãi vay. Nhóm các doanh nghiệp sử dụng nợ cao hoàn toàn là những doanh nghiệp lớn và mở rộng hoạt động kinh doanh rất nhanh trong những năm gần đây. Các doanh nghiệp tích tụ một lượng lớn đất và đang đầu tư phát triển các dự án.

Các doanh nghiệp thể hiện sự tán thành cao với phương pháp xây dựng CCVMT mà NCS thực hiện đồng thời các doanh nghiệp cũng khẳng định kết quả CCVMT mà luận án xây dựng là tương đối chính xác. Tuy nhiên khi hỏi về vai trò của CCVMT đối với hiệu quả kinh doanh thì các doanh nghiệp có ý kiến khác nhau. Nhóm sử dụng tỷ lệ nợ cao thì mức độ nhất chí cao (66,67%) rằng CCVMT có ảnh hưởng tích cực đến HQKD của họ, ngược lại nhóm có tỷ lệ nợ thấp thì quan điểm rất khác nhau. Một số cho rằng “khi tỷ lệ nợ phải trả cao, rủi ro càng tăng, khi chi phí sử dụng vốn tăng, vượt quá khả năng sinh lời của doanh nghiệp, từ đó HQKD giảm”. Có doanh nghiệp lại cho rằng ảnh hưởng của CCVMT đến HQKD của doanh nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế chung của nền kinh tế. Trong thời kỳ suy thoái, khó khăn của doanh nghiệp hay khó khăn của nền kinh tế thì doanh thu sẽ giảm. Khi đó, nếu tỷ lệ nợ càng cao thì lãi phải trả càng lớn dấn đến lợi nhuận giảm, HQKD giảm. Ngược lại trong thời kỳ tăng trưởng của doanh nghiệp hay sự tăng trưởng của nền kinh tế thì doanh thu tăng, nếu tỷ lệ nợ cao tức đòn bẩy tài chính cao dẫn đến lợi nhuận tăng, HQKD tăng. Hay, tỷ lệ nợ cao, áp lực doanh nghiệp lớn, năng suất tăng do đó HQKD tăng.

Như vậy, kết quả nghiên cứu định tính từ phỏng vấn sâu các chuyên gia là các nhà quản trị tài chính và kế toán trưởng của một số doanh nghiệp ngành Xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam một lần nữa đã khẳng định tính tin cậy của kết quả nghiên cứu định lượng.

CHƯƠNG 5

XÂY DỰNG CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 5.1 Triển vọng và xu hướng của ngành Xây dựng

Các ngành Xây Dựng (dân dụng, công nghiệp, CSHT) đều có triển vọng tích cực trong những năm tới.

Xây dựng Dân dụng: Luật Nhà Ở (sửa đổi) 2014 cho phép người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam dự kiến sẽ là lực đẩy quan trọng trong trong thị trường Bất động sản Việt Nam. Hiên tại, theo ước tính chỉ có khoảng 500/80.000 người nước ngoài ở Việt Nam sở hữu nhà. Do đó, việc nới lỏng chính sách này có khả năng sẽ tạo nên lực cầu lớn trong phân khúc nhà cao cấp. Việc ra đời của gói tín dụng 30.000 tỷ có ý nghĩa rất quan trọng trong tình hình khó khăn của ngành BĐS trong giai đoạn 2013-2014. Nó cũng đã mở ra một hướng đi mới giải tỏa những khó khăn trong ngành vào thời điểm đó. Hiện tại có khoảng 91 dự án nhà ở xã hội đang được triển khai với tổng mức đầu tư 28.500 tỷ, trong đó bao gồm 55.830 căn hộ chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội. Tính tới năm 2020, nước ta sẽ có khoảng 4,2 triệu người lao động có nhu cầu về nhà ở tương đương với nhu cầu khoảng 33,6 triệu m2. Trong đó, theo ước tính nước ta sẽ cần khoảng 430.000 căn hộ cho người có thu nhập thấp, tương ứng với 17,8 triệu m2 và vốn đầu tư khoảng 100.000-120.000 tỷ. Tình hình kinh tế nước ta ngày càng được cải thiện, cùng với sự hỗ trợ của chính phủ từ việc hạ lãi suất cơ bản và các chính sách kích cầu. Tình hình thị trường BĐS đã bắt đầu ấm lên vào thời điểm cuối năm 2014 và dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2015. Do đó, các công ty BĐS hiện tại đang triển khai các như án lớn như Vinhome Tân Cảng, Đại Quang Minh - Q2 và một số dự án đang khởi động như dự án Lotte Smart Complex (2 tỷ USD), Amata City - Long Thành (530 triệu USD) và Hà Nội West Gate - Kepple Land (140 triệu USD).

Xây Dựng Công Nghiệp: Lượng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp sản xuất luôn chiểm tỷ trong cao nhất trong cơ cấu vốn FDI (40-50%), tương đương với lượng giải ngân trung bình 4-5 tỷ USD/năm. Hiện tại, nước ta đang tham gia đàm phán 6 hiệp định FTAs mới, trong đó có TPP, cùng với những cải thiện về hệ thống logistics và môi trường kinh doanh. Do đó, triển vọng của ngành Xây dựng công nghiệp được đánh giá khả quan trong những năm tới. Trong năm 2014, một số dự án công nghiệp quan trọng được triển khai bao gồm dự án Samsung CE Complex tại Khu Công Nghệ Cao HCM (1,4 tỷ USD), dự án của Samsung Display tai Bắc Ninh (1 tỷ USD) và dự án của công ty Texhong Ngân Hà tại Quảng Ninh (300 triệu USD). Trong năm 2015, các doanh nghiệp FDI dự kiến sẽ tiếp tục triển khai nhiều dự án quan trọng như dự án mở rộng nhà máy LG (2 tỷ USD) và dự án Wintek mở rộng ở Bắc Giang (1,12 tỷ USD).

Xây Dựng CSHT: Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 40% số lượng đường bộ trong hệ thống giao thông có chất lượng thấp và rất thấp. Do đó, lượng vốn ước tính cần cho việc nâng cấp hệ thống đường bộ sẽ đạt 48-60 tỷ USD cho đến năm 2020, tương đương với nhu cầu đầu tư hàng năm vào khoảng 202.000 tỷ VNĐ/năm. Ngoài ra, Chính Phủ cũng đã lên kế hoạch xây dựng 26 sân bay (10 sân bay quốc tế và 16 sân bay nội địa) cho đến năm 2020. Trong đó, nổi bật nhất là dự án sân bay Quốc Tế Long Thành (Đồng Nai) với tổng vốn đầu tư vào khoảng

10 tỷ USD. Hiện tại, Việt Nam đang trong tình trạng thiếu hụt điện năng tương đối nghiêm trọng. Do đó, trong Quy hoạch điện 7, Chính Phủ cũng đã lên kế hoạch phát triển thêm 75.000 MW công suất phát điện, gấp đôi tổng công suất lắp đặt hiện nay. Tổng mức đầu tư cho kế hoạch này trong giai đoạn 2011-2020 ước tính vào khoảng 48,8 tỷ USD, tương đương với nhu cầu đầu tư 125.000 tỷ/năm. Bên

cạnh đó, việc tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho hình thức PPP sẽ mở ra triển vọng về thu hút vốn đầu tư tư nhân trong lĩnh vực xây dựng CSHT. Trong năm 2015, triển khai mới 15 dự án với tổng mức đầu tư 64.800 tỷ, trong đó có 1số như án lớn như đường Tân Vạn - Nhơn Trạch, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, và cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa. Ngoài ra, còn

những như án trọng điểm như lọc hóa dầu Nhơn Hội và cụm khí điện Exxon Mobile và 9 dự án BOT nhà máy điện.

Dự báo tốc độ tăng trưởng ngành Xây dựng và tổng mức đầu tư được thể hiện trong Hình 5.1. Theo đó tăng trưởng ngành Xây dựng có xu hướng ngày càng gia tăng.

Biểu đồ 5.1 Dự báo tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng và tổng mức đầu tư

Nguồn: BMI

Xu Hướng Ngành

Các doanh nghiệp trong nước cần để tìm ra chiến lược phát triển bền vững để đủ sức cạnh tranh với các nhà thầu quốc tế. Hiện tại, chỉ có một số ít các nhà thầu lớn trong nước có cơ hội tiếp cận những phương pháp quản lý, kỹ thuật thi công tiên tiến của thế giới, tuy nhiên trong nước lại không có những doanh nghiệp phụ trợ để tạo ra lực hỗ trợ cho các doanh nghiệp này vươn lên tầm thế giới. Hiện nay, có một số nhà thầu lớn như CotecCons (CTD) và Hòa Bình (HBC) đang đi sâu vào mô hình Design - Build nhằm tạo nên giá trị tăng cho các gói thầu thực hiện và cải thiện biên lợi nhuận gộp. Đây có thể xu hướng và chiến lược sắp tới cho các công ty xây dựng Việt Nam.

Còn lại các doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ đang phát triển theo hướng tự phát, không có chiến lược, thế mạnh, hay sản phẩm chủ lực và sử dụng công nghệ lạc hậu. Điều này đã tạo ra sự lãng phí, thất thoát trong sản xuất và xây dựng, do đó việc phổ cập và phát triển các công nghệ thi công và quản lý mới là bước đi cần thiết cho ngành Xây dựng trong thời gian sắp tới.

5.2 Giải pháp xây dựng cơ cấu vốn mục tiêu cho các cho các công ty ngành Xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ngành Xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Cơ sở để luận án đề xuất giải pháp nhằm xây dựng cơ cấu vốn mục tiêu cho các công ty ngành Xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là dựa vào: i) Kết quả nghiên cứu định lượng và định tính từ luận án; ii) Bối cảnh thực tế của nền kinh tế, của ngành. Do đó, giải pháp mà luận án đề xuất bao gồm như sau:

5.2.1 Điều chỉnh quy mô doanh nghiệp một cách hợp lý

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy quy mô doanh nghiệp là một trong những yếu tố tác động mạnh lên cơ cấu vốn mục tiêu của các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2005-2017. Trải qua nhiều biến động của ngành cũng như các biến động của nền kinh tế Việt Nam, nhân tố này vẫn tác động lên cơ cấu vốn mục tiêu của các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây xuyên suốt trong một khoảng thời gian rất dài trong khi ảnh hưởng của các nhân tố khác là không ổn định. Quy mô của các doanh nghiệp sẽ tạo ra những lợi thế trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay. Tuy nhiên, sự mở rộng quy mô doanh nghiệp cũng gây ra những sự phụ thuộc vào các khoản nợ vay bởi thị trường vốn của Việt Nam chưa thực sự phát triển. Quy mô doanh nghiệp có thể mang lại những hiệu ứng tích cực nhưng đồng thời cũng có thể trở thành gánh nặng rủi ro phá sản nếu doanh nghiệp không có những giải pháp điều chỉnh hợp lý.

Các doanh nghiệp cần phải căn cứ vào những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp cũng như sự biến động và ảnh hưởng của những tác nhân kinh tế để xây dựng và có những chiến lược phát triển cho riêng mình. Các doanh nghiệp nên mở rộng quy mô khi có nhiều dự án đầu tư và cần một lượng vốn vay để phát triển. Tuy

nhiên mức độ mở rộng quy mô cần căn cứ vào ảnh hưởng thực tế của nó đến cơ cấu vốn mục tiêu của doanh nghiệp. Nếu mở rộng quy mô quá mức, tỷ lệ nợ của doanh nghiệp sẽ tăng cao và khả năng doanh nghiệp sẽ gặp những rủi ro phá sản là rất lớn. Việc mở rộng quy mô doanh nghiệp có thể được thực hiện đồng bộ hoặc từng phần, tùy theo đặc điểm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, lời khuyên cho các doanh nghiệp có cơ cấu vốn mục tiêu cao và sắp đạt ngưỡng là nên mở rộng quy mô doanh nghiệp từng phần và phải luôn luôn xem xét giới hạn tỷ lệ nợ của mình. Ngược lại, các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ thấp có thể mở rộng quy mô một cách đồng bộ để tiếp cận càng nhiều các nguồn vốn vay hơn.

Các nhà quản trị doanh nghiệp cần quan tâm tới cơ cấu vốn mục tiêu của doanh nghiệp mình. Khi tỷ lệ nợ của doanh nghiệp tăng cao, vượt qua ngưỡng báo động trong điều kiện nền kinh tế đang có dấu hiệu suy giảm hay doanh nghiệp đang gặp khó khăn, các nhà quản lý doanh nghiệp nên có những giải pháp để điều chỉnh quy mô doanh nghiệp nhằm điều chỉnh lại cơ cấu vốn mục tiêu của doanh nghiệp mình, tránh rủi ro phá sản.

5.2.2 Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cũng chỉ ra ảnh hưởng của nhân tố khả năng sinh lời lên cơ cấu vốn mục tiêu của các doanh nghiệp niêm yết ngành Xây dựng tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2005-2017. Yếu tố này tác động ngược chiều lên cơ cấu vốn mục tiêu của doanh nghiệp. Khả năng sinh lời tăng sẽ làm giảm tỷ lệ nợ của các doanh nghiệp xuống. Khả năng sinh lời tạo ra sự linh hoạt tài chính cho doanh nghiệp, giảm trở ngại tài chính nội sinh và giúp doanh nghiệp giảm sự phụ thuộc vào các nguồn vốn vay. Khi các doanh nghiệp có nguồn vốn nội sinh dồi dào và có lợi nhuận ngày càng tăng thì các doanh nghiệp sẽ có được sự tự chủ tài chính cần thiết. Để đạt được những mục tiêu này, việc cần thiết cho các doanh nghiệp là nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nghiên cứu gợi ý những nhóm giải pháp cho các doanh nghiệp về vấn đề này như sau:

Xây dựng, cần có những chiến lược phát triển trong những giai đoạn khác nhau, trong đó cần xây dựng những kế hoạch tài chính cụ thể, bám sát đường hướng phát triển và đặc điểm của doanh nghiệp trong khoảng thời gian đó. Các kế hoạch tài chính cần có những báo cáo tài chính dự kiến, cùng với đó là các tỷ số tài chính dự kiến được tính toán rõ ràng. Trong đó, các doanh nghiệp phải xác định những nhu cầu về vốn, giới hạn tỷ lệ vay nợ, đặt ra cơ cấu vốn mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp mình dựa trên các tỷ số tài chính đã tính toán. Kế hoạch tài chính sẽ giúp các doanh nghiệp thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để dự kiến những giải pháp phù hợp.

Thứ hai, các nhà quản trị doanh nghiệp nên đẩy mạnh các biện pháp quản lý, kiểm soát chặt các khoản phí (đặc biệt là các khoản chi phí không cần thiết), rà soát lại các chi phí sản xuất một cách thường xuyên. Các doanh nghiệp nên đánh giá lợi ích của các công nghệ mới trong sản xuất để có những giải pháp đầu tư ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động

Một phần của tài liệu Luan an_Nguyen Thi Tuyet Lan (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w