Tổng quan về cơ cấu vốn

Một phần của tài liệu Luan an_Nguyen Thi Tuyet Lan (Trang 32 - 35)

5. Cấu trúc của luận án

1.2.1Tổng quan về cơ cấu vốn

1.2.1.1 Khái niệm về cơ cấu vốn.

Có nhiều khái niệm về cơ cấu vốn doanh nghiệp, tuy nhiên có thể tóm lại, cơ cấu vốn của doanh nghiệp là mối quan hệ tỷ lệ giữa nợ vay trong tổng nguồn vốn và vốn chủ của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp thường biến động trong các chu kỳ kinh doanh và có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến lợi ích của chủ sở hữu. (Nguyễn Đình Luận, 2016)

1.2.1.2 Các nhân tố cấu thành cấu trúc vốn.

Nguồn vốn vay

Trong nền kinh tế thị trường, hầu như không một doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ bằng nguồn vốn tự có mà đều phải hoạt động bằng nhiều nguồn vốn, trong đó nguồn vốn vay sử dụng đáng kể.

Nguồn vốn vay là nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài doanh nghiệp và doanh nghiệp phải thanh toán các khoản vay theo thời hạn cam kết và đồng thời phải trả tiền lãi vay theo lãi suất thỏa thuận. Nguồn vốn vay mang một ý nghĩa rất quan trọng đối với việc mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Trong cơ

cấu vốn ta chỉ xét đến nguồn vốn vay ngắn hạn và dài hạn. Cụ thế, vay ngắn hạn có thời gian đáo hạn ngắn hơn một năm. Lãi suất của nguồn vốn vay ngắn hạn thường thấp hơn tín dụng dài hạn và thường được bổ sung vốn lưu động. Ngược lại, vay dài hạn có thời gian đáo hạn dài hơn một năm. Lãi suất vay dài hạn thường cao hơn so với lãi suất vay ngắn hạn. Thường được dùng để bổ sung cho vốn xây dựng cơ bản hay mua sắm tài sản cố định. Nguồn vốn vay này có thể được huy động từ các tổ chức tài chính, ngân hàng hay việc phát hành trái phiếu. Việc doanh nghiệp sử dụng loại nguồn vốn vay nào nhiều hay ít thì còn tùy thuộc vào đặc điểm của loại hình doanh nghiệp và doanh nghiệp đang ở trong chu kỳ sản xuất kinh doanh nào.

Nguồn vốn chủ sở hữu

Nói đến nguồn vốn chủ sở hữu là nói đến nguồn vốn đầu tiên mà doanh nghiệp huy động được. Bởi vì, đối với một doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải có vốn điều lệ (vốn góp nếu doanh nghiệp cổ phần, hoặc là vốn ngân sách nhà nước cấp nếu là doanh nghiệp nhà nước) Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản nợ phản ánh tình hình tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Sự khác biệt cơ bản giữa nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu là, đối với nguồn vốn vay: Doanh nghiệp nhận được nguồn vốn này không phải từ chủ sở hữu. Phải trả lãi vay cho các khoản tiền vay. Mức lãi suất phải trả cho các khoản vay theo mức ổn định, được thỏa thuận khi vay. Doanh nghiệp phải hoàn trả nợ khi đáo hạn, ngoại trừ nguồn huy động từ tín dụng ưu đãi. Doanh nghiệp có thể phải thế chấp tài sản hay nhờ bảo lãnh khi vay nợ. Do các chủ sở hữu của doanh nghiệp đóng góp. Chỉ chia lợi tức cho chủ sở hữu nếu doanh nghiệp có lợi nhuận. Lợi tức chia cho các chủ sở hữu tùy theo quyết định của Hội đồng quản trị và tùy thuộc vào mức lợi nhuận thu được của công ty. Doanh nghiệp không phải hoàn trả tiền vốn đã nhận từ chủ sở hữu, trừ khi doanh nghiệp phá sản. Doanh nghiệp không phải thế chấp khi huy động vốn

1.2.1.3 Các chỉ số đo lường cơ cấu vốn

(i) Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu = Nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu

Trong đó, nợ dài hạn là những khỏan nợ có thời hạn thanh toán trên một năm chẳng hạn như vay dài hạn bằng phát hành trái phiếu, tài sản thuê mua. Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn cổ phần và lợi nhuận giữ lại. Vốn cổ phần bằng Mệnh giá cổ phiếu nhân Số cổ phiếu đang lưu hành. Thu nhập giữ lại là thu nhập ròng sau khi đã chi trả cho cổ đông dưới dạng cổ tức. Cách tính toán các cổ phần trên đây sử dụng giá trị trên sổ sách kế toán. Trong thực tế các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính theo giá thị trường như Vốn cổ phần = P x N. (Với P: Giá thị trường tại thời điểm lập báo cáo; N: Số cổ phiếu đang lưu hành)

(ii) Ngoài ra người ta còn sử dụng tỷ số tài chính liên quan khi phân tích cơ cấu vốn của doanh nghiệp, đó là:

Tỷ số nợ = Nợ dài hạn/ Tổng tài sản. Hoặc Tỷ số nợ = Tổng nợ vay/ Tổng tài sản. Trong đó, Tổng tài sản bao gồm: Tài sản lưu động và tài sản cố định hay là tổng giá trị toàn bộ kinh phí đầu tư cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong phần bên trái của bảng cân đối kế toán. Tổng nợ vay gồm nợ vay ngắn hạn và nợ vay dài hạn.

(iii) Tỷ số thể hiện gánh nặng nợ của doanh nghiệp: Tỷ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản

Qua tỷ số này có thể thấy được khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp đối với các tài sản khác của mình (khả năng tự chủ về tài chính. Trên cơ sở xem xét mức độ của các tỷ số này nhà quản trị có phương án để tăng hay giảm các tỷ số trên cho phù hợp với tình hình họat động và vị thế tài chính của doanh nghiệp.

1.2.1.4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ cấu vốn trong quản trị tài chính

Cơ cấu vốn là vấn đề đã được các nhà nghiên cứu kinh tế -tài chính quan tâm và để nhiều thời gian nghiên cứu. Đứng trên góc độ nhà quản lý tài chính tại doanh nghiệp việc nghiên cứu cơ cấu vốn giúp họ tìm ra lời giải cho những câu hỏi như: Xác định cơ cấu vốn mục tiêu cho doanh nghiệp?; Nên vay nợ hay là không?; Nếu

vay nợ, doanh nghiệp gánh chịu rủi ro ở mức độ nào?; Việc hiểu tường tận về cơ cấu vốn các nhà quản trị sẽ tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi ở trên, từ đó đề ra các quyết định tài trợ đúng đắn nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Gia tăng lợi nhuận cho cổ đông nhưng vẫn hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

Một phần của tài liệu Luan an_Nguyen Thi Tuyet Lan (Trang 32 - 35)