Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luan an_Nguyen Thi Tuyet Lan (Trang 47 - 49)

5. Cấu trúc của luận án

1.3Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp

Cơ cấu vốn là vấn đề đã được các nhà nghiên cứu kinh tế - tài chính quan tâm và để nhiều thời gian nghiên cứu. Đứng trên góc độ nhà quản lý tài chính tại

doanh nghiệp việc nghiên cứu cơ cấu vốn giúp doanh nghiệp tìm ra lời giải cho những câu hỏi sau: i) Xác định cơ cấu vốn như thế nào là hợp lý và có lợi cho doanh nghiệp? ii) Nên vay nợ hay là không? Và iii) Nếu vay nợ, doanh nghiệp gánh chịu rủi ro ở mức độ nào?

Việc hiểu tường tận về cơ cấu vốn các nhà quản trị sẽ tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi ở trên, từ đó đề ra các quyết định tài trợ đúng đắn nhằm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Gia tăng lợi nhuận cho cổ đông nhưng vẫn hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

Cơ cấu vốn tối ưu liên quan tới việc đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của doanh nghiệp.

Tài trợ bằng vốn vay nợ tạo ra “lá chắn thuế” cho doanh nghiệp, đồng thời giảm mức độ phân tán các quyết định quản lý (đặc biệt với số lượng hạn chế cơ hội kinh doanh và đầu tư). Gánh nặng nợ, mặt khác, tạo áp lực với doanh nghiệp. Chi phí vay nợ có tác động đáng kể tới vận hành kinh doanh, thậm chí có thể dẫn tới đóng cửa doanh nghiệp.

Tài trợ từ vốn góp cổ phần không tạo ra chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các cổ đông có thể can thiệp vào hoạt động điều hành doanh nghiệp. Kỳ vọng cao vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư cũng tạo sức ép đáng kể cho đội ngũ quản lý

Trên lý thuyết, cơ cấu vốn có thể được đo lường bằng hai phương pháp: phương pháp đo lường theo giá trị sổ sách hoặc phương pháp đo lường theo giá trị thị trường. Trong nghiên cứu này, cơ cấu vốn mục tiêu của doanh nghiệp sẽ được đo lường bằng tổng giá trị sổ sách của nợ vay ngắn hạn và nợ vay dài hạn trên tổng nguồn vốn (tổng nợ vay cộng vốn chủ sở hữu). Cách đo lường này là cách đo lường phản ánh tốt nhất hoạt động tài trợ của một doanh nghiệp theo Welch (2010) hay như Rajan và Zingales (1995) đã trình bày. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Frank và Goyal (2009) đã chỉ ra rằng do giá thị trường luôn biến động một cách thường xuyên nên các nhà quản lý doanh nghiệp đều cho rằng giá trị thị trường không phải

là chỉ dẫn đáng tin cậy cho chính sách tài trợ. Graham và Harvey (2001) trong nghiên cứu của mình đã cho thấy rằng giám đốc doanh nghiệp thường tập trung vào giá trị sổ sách khi quyết định xây dựng cơ cấu vốn mục tiêu.

Một cơ cấu vốn phù hợp là quyết định quan trọng với mọi doanh nghiệp không chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu được từ các cá nhân và tổ chức liên quan tới doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp mà còn bởi tác động của quyết định này tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh.

Các lý thuyết về cấu trúc tài chính có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, trong đó có việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn. Mối quan hệ giữa các nhân tố này với cơ cấu vốn dựa trên những dự đoán từ các mô hình lý thuyết.

Khi hoạch định chính sách cơ cấu vốn cần lưu ý các yếu tố ảnh hưởng như sau:

Một phần của tài liệu Luan an_Nguyen Thi Tuyet Lan (Trang 47 - 49)