Đặc điểm ngành Xây dựng Việt Nam

Một phần của tài liệu Luan an_Nguyen Thi Tuyet Lan (Trang 77 - 80)

5. Cấu trúc của luận án

3.1.2Đặc điểm ngành Xây dựng Việt Nam

Sự phát triển của ngành Xây dựng phụ thuộc nhiều vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và các chính sách vĩ mô. Với vai trò là ngành hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế, tăng trưởng của ngành Xây dựng phụ thuộc vào các yếu tố như tốc độ đô thị hóa, vốn đầu tư FDI, lãi suất cho vay và lạm phát. Bên cạnh đó, xây dựng cũng là lĩnh vực tạo nên nền tảng cho phát triển cho những ngành khác và nền kinh tế nói chung. Do đó, việc chính phủ luôn duy trì một mức giải ngân vào lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Ngoài các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ cũng có tác động trực tiếp tới ngành Xây dựng. Như trong giai đoạn 2011-2013, chính sách thắt chặt tiền tệ đã đẩy lãi suất cho vay lên mức trên 20%/năm, khiến cho nguồn vốn đổ vào đầu tư xây dựng giảm mạnh. Do đó, chu kỳ của ngành Xây dựng cũng chịu tác động mạnh từ chu kỳ của tăng trưởng kinh tế ước tính kéo dài khoảng 3-10 năm. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng của ngành sẽ có một độ lệch nhất định so với tốc độ tăng trưởng GDP.

Biểu đồ 3.1 Biểu đồ biến động của ngành Xây dựng và GDP

Nguồn: Báo cáo ngành xây dựng 2015

Xét đến những yếu tố nói trên, với mức lãi suất thấp ở thời điểm hiện tại cùng với mức giải ngân mạnh của chính phủ và các doanh nghiệp FDI, ngành xây dựng Việt Nam đang đi vào 1 chu kỳ tăng trưởng mới 2015-2018. Tổ chức BMI, cũng đã dự đoán tốc độ tăng trưởng của Ngành Xây dựng Việt Nam sẽ đạt trung bình 6,3%/năm trong giai đoạn sắp tới.

Trong giai đoạn 2011-2014, nhóm doanh nghiệp tư nhân luôn chiếm trên 80% trong cơ cấu sản xuất của ngành Xây dựng, đóng góp vai trò quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành. Nguồn vốn tư nhân không chỉ đóng góp vào sự tăng trưởng của lĩnh vực xây dựng dân dụng, còn tham gia vào phát triển cơ sở hạ tầng thông qua các hợp đồng BT, BOT, BOO và PPP. Tuy nhiên, khung pháp lý cho các hình thức hợp tác công - tư (PPP) còn nhiều hạn chế, nên chưa thể thúc đẩy mạnh lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Do đó, cơ cấu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế.

Biều đồ 3.2 Tỷ trọng các thành phần kinh tế trong ngành Xây dựng

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Các công trình dân dụng và cơ sở hạ tầng luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị ngành. Trong đó, Xây dựng Cơ sở Hạ tầng chiếm 41,2% giá trị ngành, tiếp đến là Xây dựng Dân dụng chiếm 40,6% và còn lại là Xây dựng Công nghiệp 18,3%. Xét về khu vực địa lý, Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh là hai trung tâm thu hút vốn đầu tư trên cả nước và hiện tại Miền Bắc đang dẫn đầu cả nước về chi tiêu cho xây dựng (chiếm 43%), tiếp theo là Miền Nam 32,4% và Miền Trung 24,6%.

Trong giai đoạn 2009-2013, đã xuất hiện tình trạng cung vượt cầu trong thị trường nhà ở khiến cho lượng hàng tồn kho Bất Động Sản tăng cao. Tính tới hết năm 2013, giá trị tồn kho ước đạt 94,5 nghìn tỷ, nhưng trong năm 2014 với những nỗ lực từ chính phủ và các doanh nghiệp lượng hàng tồn kho đã giảm 21%, xuống còn 77,8 nghìn tỷ. Do đó, kỳ vọng trong năm 2015, thị trường BĐS sẽ có nhiều khởi sắc hơn thúc đẩy chi tiêu vào xây dựng dân dụng. Bên cạnh đó, với kỳ vọng về các hiệp định thương mại quan trọng sắp được ký kết và nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng cao. Vì vậy, triển vọng ngành Xây dựng được đánh giá là rất khả quan trong những năm tới.

Hiện nay, các công trình xây dựng trong bài báo cáo này sẽ được phân loại theo 3 nhóm chính: Dân Dụng (Công trình nhà ở, cao ốc văn phòng, mặt bằng bán

lẻ), Công Nghiệp (Nhà xưởng sản xuất, nhà kho, khu công nghiệp), và Cơ Sở Hạ Tầng (Hạ Tầng Giao Thông, Hạ Tầng Điện, Hạ Tầng Nước)

Biểu đồ 3.3 Tỷ trọng ngành xây dựng theo nhóm công trình và vùng miền

Nguồn: Tổng cục thống

Một phần của tài liệu Luan an_Nguyen Thi Tuyet Lan (Trang 77 - 80)