Những ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án Bùi Quốc Hưng (Trang 105 - 120)

đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Một là, tư tưởng địa vị, ngôi thứ, đầu óc gia trưởng, thiếu dân chủ. Đọc kinh điển của nho giáo Khổng Mạnh, độc giả không khó nhận ra

trong học thuyết này có nhiều câu chữ chứng tỏ ý thức phân biệt địa vị, ngôi thứ thấp cao giữa người trên với kẻ dưới.

Như đã bàn, nho giáo Khổng Mạnh còn bao hàm học thuyết chính danh rất nổi tiếng. Nó luận giải các thành viên trong xã hội phải làm như thế nào để danh nghĩa đúng với công việc, thực chất của mình, cụ thể là vua phải ra vua, bề tôi phải đúng là bề tôi, cha đúng là cha, con xứng là con. Đấy là quan niệm đúng, có giá trị, nó yêu cầu, đòi hỏi mỗi con người xã hội phải hoàn thành bằng được công việc, phận sự của mình. Nhưng, cũng qua đây, nó không phải là vô hình trung, mà rõ ràng là có ý thức phân biệt rạch ròi vua với bề tôi, cha với con, v.v., khẳng định vua là người sai khiến bề tôi, bề tôi là người ở vị trí thấp hơn vua, chịu sự sai khiến của vua, con cái là người do cha mẹ sinh ra, phải vâng lời cha mẹ, nghe cha mẹ dạy bảo, v.v.. Thuyết chính danh như thế, hiển nhiên là hàm chứa nội dung phân biệt thứ bậc cao thấp trong mỗi gia đình và toàn xã hội.

Những điều nói trên của nho giáo Khổng Mạnh ít nhiều có ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội Việt Nam kể từ khi nó xâm nhập vào đất nước ta từ đầu công nguyên đến nay. Nó dẫn đến tư tưởng địa vị, ngôi thứ, đầu óc gia trưởng trong các cơ quan nhà nước Việt Nam cả xưa và nay. Không ít cán bộ được làm thủ trưởng trong các cơ quan nhà nước trước đây và hiện tại có cảm nhận ngầm rằng mình như ông vua thời phong kiến đứng đầu một nước, như người chủ một gia đình đông đến hai, ba, bốn, năm chục thành viên, mình ở vị trí cao hơn, ở vị trí lãnh đạo cả đơn vị. Có tư tưởng địa vị, phân biệt thứ bậc cao của mình là người đứng đầu, lãnh đạo của đơn vị với cán bộ cấp thấp hơn mình cùng tất cả nhân viên trong đơn vị, không được phép bàn bạc, trao đổi về công việc của người lãnh đạo cao nhất đơn vị, nên thủ trưởng đơn vị độc đoán, tự quyết một mình các nhiệm vụ, công việc của cả cơ quan. Nhiều cơ quan nhà nước ta đã từ lâu và hiện nay thiếu tinh thần dân chủ trong hoạt động là lý do đó. Tư tưởng, suy nghĩ và việc làm của không ít cán bộ lãnh đạo trong nhiều cơ quan nhà nước Việt Nam hiện nay có chỗ dựa là những tư

tưởng tiêu cực nhưng đã trở thành thâm căn cố đế mà không dễ gì thay đổi nhanh chóng.

Hàng ngàn năm tồn tại của chế độ phong kiến Việt Nam với Nho giáo là hệ tư tưởng thống trị, giai cấp thống trị thiết lập một trật tự xã hội theo tôn ti, thứ bậc chặt chẽ từ trên xuống dưới, phân biệt con người theo địa vị, ngôi thứ. Trong trật tự gia đình, người đứng đầu gia đình (gia trưởng) có quyền uy cao nhất, quyết định mọi vấn đề hệ trọng. Ngoài xã hội, vua được xem như cha của muôn dân, nắm mọi quyền sinh quyền sát. Chế độ phụ quyền, gia trưởng ấy tồn tại trên đất nước ta qua nhiều thế kỉ đã sản sinh ra hệ quả tất yếu của nó là tư tưởng địa vị, ngôi thứ, đầu óc gia trưởng, độc đoán chuyên quyền, mất dân chủ… mà tàn dư của nó đến nay chưa phải đã hết. Không những thế, trong bối cảnh mới, biểu hiện của nó lại càng phức tạp bởi sự đan xen với những yếu tố mới nảy sinh. Do ảnh hưởng của tâm lý cũ cùng với sự tác động đan xen từ những yếu tố mới nảy sinh trong bối cảnh mới mà những tư tưởng địa vị, ngôi thứ, gia trưởng hiện nay biểu hiện rất phức tạp. Tư tưởng đó không chỉ tồn tại trong một số cán bộ lãnh đạo, quản lý mà còn tồn tại trong suy nghĩ của một bộ phận quần chúng nhân dân.

Trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, những người còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng gia trưởng, đầu óc địa vị, ngôi thứ thường tự cho mình đứng trên tập thể, ở vị thế cao hơn người khác, uy quyền hơn tất cả. Họ ham muốn địa vị, thích thể hiện quyền uy với người khác. Mặt khác, địa vị thường đi liền với đặc quyền đặc lợi nên lôi kéo nhiều người đua chen trong chốn quan trường, quyết sao để giành ghế, giữ ghế bởi nó không chỉ đơn thuần thỏa mãn tư tưởng địa vị mà còn là cơ hội để thu lợi bất chính.

Tư tưởng địa vị ngôi thứ, đầu óc tôn ti trật tự, gia trưởng cổ vũ cho sự truy cầu công danh, địa vị, tâm lý “trọng quan”. Dưới chế độ phong kiến, quan lại luôn đứng ở vị trí cao hơn trong hệ thống đẳng cấp xã hội, được mọi người kính nể và có cuộc sống phong lưu hơn các tầng lớp khác, vì thế người

ta phấn đấu đi học cũng với mục đích làm quan hưởng lộc. Tư tưởng đó vẫn tồn tại và ảnh hưởng ở mức độ nhất định cho đến hiện nay. Không ít người xem nhẹ công tác chuyên môn mà chỉ lo tiến thân bằng con đường quan chức. Vì thế, tình trạng “chạy chức, chạy quyền” ở nước ta có diễn biến phức tạp và là vấn đề nhức nhối, như có người nhận định: “chạy chức, chạy quyền xuất hiện từ thời phong kiến chứ không phải nay mới đề cập. Thời nay vấn nạn này diễn biến phức tạp và tinh vi hơn rất nhiều dưới mọi hình thức. Chúng đang ngấm ngầm gây nguy hại cho xã hội, khiến người dân mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước…” [146].

Trong quản lý nhà nước, không ít cán bộ công chức ở các cấp, các ngành, các địa phương xa rời quần chúng, hống hách nạt nộ, sách nhiễu nhân dân, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân. Thực tế cho thấy, ở đâu và khi nào những tàn dư tiêu cực của tư tưởng địa vị, ngôi thứ, gia trưởng còn ảnh hưởng thì nơi đó, khi đó tính chủ động, tích cực sáng tạo, tinh thần dân chủ và sức vươn lên của con người còn bị kìm hãm. Chừng nào chưa xóa bỏ chúng thì chừng đó tự do dân chủ còn bị hạn chế, tinh thần làm chủ của nhân dân khó có thể được phát huy.

Cũng do ảnh hưởng lâu dài của tư tưởng địa vị, ngôi thứ từ trong quá khứ mà hiện nay, tâm trạng rụt rè sợ hãi, tự ti của quần chúng, của những người “cấp dưới” trước người lãnh đạo, người cấp trên vẫn tồn tại. Trong thực tế, trong không ít cơ quan, đơn vị, người cấp trên thì kiêu căng, chuyên quyền độc đoán còn người cấp dưới thì sợ sệt, khúm núm. Những biến tướng, biến dạng khác nhau của tệ sùng bái cá nhân vẫn tồn tại. Không chỉ cán bộ lãnh đạo, mà khá nhiều nhân viên trong một số cơ quan nhà nước ta cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ Nho giáo có sự phân biệt thứ bậc, cao thấp. Bởi thế, mỗi khi họp hành, hội thảo, hội nghị... người ta thường rất chú trọng đến việc kính thưa kính gửi danh sách các nhân vật dài hàng nửa trang giấy, được sắp xếp theo trật tự cao thấp, trước sau rất chặt chẽ, vì sợ mang tiếng “phạm thượng”.

Mặc dù ngày nay các dạng phân biệt đối xử cụ thể quá lỗi thời theo đạo lý phong kiến đã không còn nhưng tinh thần phân biệt đối xử theo kiểu lễ giáo Nho gia chưa mất và nó thường được biểu lộ bằng những hình thức biến tướng, biến dạng rất phức tạp. Từ tư tưởng địa vị ngôi thứ theo trật tự tôn ti, tác phong gia trưởng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu dân chủ, mất dân chủ trong xã hội. Một số cán bộ lợi dụng chức quyền đè đầu cưỡi cổ nhân dân, gây phiền hà nhũng nhiễu đối với người dân, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “Nguyên nhân của bệnh cấp bậc là: vì cán bộ chưa gột sạch óc quan liêu, ngôi thứ. Vì còn mang nặng chứng “quan cách mạng” [81, tr.408]. Tư tưởng địa vị ngôi thứ, đầu óc gia trưởng sẽ dẫn đến hạn chế việc thực hiện quyền làm chủ, quyền kiểm tra, giám sát của nhân dân là điều khó tránh.

Có thể nói, những tàn tích của tư tưởng tiêu cực đó còn sót lại, chưa được gạt bỏ sẽ hạn chế, thậm chí kéo lùi bước tiến của nhân dân ta, gây cản trở cho việc xây dựng cuộc sống mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Yêu cầu của đất nước hiện nay đòi hỏi, người cán bộ lãnh đạo không thể là “quan nhân dân” mà phải là “người đầy tớ trung thành của nhân dân” bởi “lãnh đạo nghĩa là làm đầy tớ”, phải “lễ phép với nhân dân” như Bác Hồ từng căn dặn.

Hai là, bệnh gia đình trị, cục bộ địa phương.

Như đã bàn luận nhiều ở các chương, tiết trên trong công trình này về vấn đề nho giáo Khổng Mạnh rất chú trọng đến vai trò của gia đình. Nho giáo chủ trương phải “tề gia” để “trị quốc”, và “trị quốc” được rồi sẽ thực hiện được lý tưởng xã hội vĩ đại là “bình thiên hạ”. Nho giáo đã hơn một lần nhấn mạnh, đại ý rằng: “Muốn lãnh đạo tốt nước mình, bang mình, trước hết cần chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình”. Đấy là tư tưởng, chủ trương đúng đắn của nho giáo về vấn đề gia đình. Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng rất quan tâm, chăm lo xây dựng các gia đình văn hóa mới trong tất cả các vùng miền trên đất nước ta, và khẳng định mỗi gia đình Việt Nam là một tế bào của xã

hội, tất cả các gia đình trong Tổ quốc Việt Nam cấu thành đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Nhưng, việc đề cao đến mức thái quá về vai trò, tác dụng lịch sử, quan trọng đặc biệt của gia đình trong nho giáo, cộng thêm với những quan niệm mang tính hủ tục, lỗi thời về gia đình của người Việt Nam đã dẫn đến nhiều hậu quả mà chúng ta không hằng mong muốn. Không phải cứ tề được gia là trị được quốc, rồi bình được thiên hạ. Tề được gia mới chỉ là một trong nhiều nhiệm vụ nhằm trị được quốc và bình được thiên hạ. Nho giáo Khổng Mạnh đã ảo tưởng về tác dụng lịch sử của gia đình và của gia tộc (gồm nhiều gia đình có quan hệ gần gũi về huyết thống có chung một ông tổ).

Quan niệm, tư tưởng đề cao, chú trọng đến gia đình, gia tộc như trên trong nho giáo đã có ảnh hưởng tiêu cực đến không ít cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước hiện nay. Số cán bộ bị ảnh hưởng tiêu cực ấy đã có tư tưởng gia đình chủ nghĩa, gia đình trị. Ở ngoài xã hội, tại quê hương, họ chăm lo, quan tâm, bảo vệ gia tộc, gia đình của mình theo phương châm vốn là sản phẩm của nền sản xuất nhỏ nông nghiệp lạc hậu từ mấy ngàn năm nay phẳng lặng như mặt nước ao tù, nay đã tỏ ra lỗi thời, lạc hậu: “Đi việc làng giữ lấy họ, đi việc họ giữ lấy anh em”. Tại cơ quan chuyên môn nghiệp vụ, họ ngộ nhận mình như người chủ của một gia đình, xưng “chú”, “bác” với nhân viên ít tuổi hơn mình. Công tác ở quê quán hoặc gần quê quán, họ chú ý, giới thiệu, đề nghị cấp trên cất nhắc, đề bạt người trong gia đình, gia tộc, dòng họ của mình vào vị trí, đội ngũ cán bộ lãnh đạo quan trọng, chủ chốt, bất chấp trình độ, năng lực còn yếu kém, hạn chế của người mà họ lưu tâm tạo thành cái mà xã hội gọi, phê phán là “gia đình trị”. Đây là một trong những hiện tượng cần được khắc phục, xóa bỏ dần và hết trong các cơ quan nhà nước của chúng ta hiện nay.

Quá chú trọng đến gia đình, gia tộc mình mà họ đặt danh vọng, lợi ích gia đình lên trên tất cả, cốt sao vơ vét cho bản thân, củng cố cho uy thế gia

đình. Họ tìm cách tham nhũng của công để làm giàu cho bản thân và gia đình. Mặt khác, nhằm củng cố vị thế của gia đình, gia tộc nên trong các xã hội trước đây, ở Trung Quốc cũng như Việt Nam thời phong kiến, khi triều đại mới được thiết lập thì việc sắp đặt con em và những người thân thích trong dòng tộc của người cầm quyền vào những vị trí quan trọng của chính quyền nhà nước là điều mặc nhiên và được xem là hợp đạo lý. Điều đó có cơ sở từ lý thuyết của các vị thánh hiền Nho giáo. Trong sách Mạnh Tử từng ghi lại câu chuyện em vua Thuấn là kẻ hư hỏng nhưng vẫn được làm quan. Khi học trò thắc mắc vì sao có chuyện đó thì Mạnh Tử thản nhiên đáp “Anh làm vua thì em phải làm quan chứ”. Chính lý lẽ ấy đã tạo căn cứ và tiền lệ cho các triều đại phong kiến lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống dựa vào để biện hộ cho những hành động vô nguyên tắc trong việc bố trí, sắp đặt người thân vào những vị trí quyền lực quan trọng nhằm củng cố quyền uy và vị thế gia đình. Sự tồn tại trong suốt một thời gian dài lối tư duy và cách làm đó dần dần tạo nên căn bệnh gia đình chủ nghĩa, không chỉ tồn tại trong quá khứ mà ngày nay cũng vẫn chưa hết. Thực tế những năm qua, nhiều vụ việc được phát hiện và xử lý, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đã cho thấy điều ấy. Không ít người có địa vị đã lợi dụng địa vị và chức quyền của mình để đưa người thân, anh em, vợ con của mình vào các cơ quan, đơn vị nơi mình phụ trách để nắm giữ những chức vụ quan trọng. Tư tưởng “nhất thân nhì quen”, “một người làm quan cả họ được nhờ” đã và đang gây cản trở, để lại những hậu quả khôn lường trong việc cải cách bộ máy nhà nước và trong công tác cán bộ nói chung. Người dân đã từng vui mừng và hy vọng vào những bí thư tỉnh ủy trẻ nhất nước, giám đốc sở trẻ nhất nước... nhưng rồi không lâu sau lại thất vọng bởi việc bổ nhiệm thần tốc và nhiều lý do khác liên quan đến dây mơ rễ má gia đình, gia tộc. Báo chí từng phản ánh, có những địa phương, cơ quan, các chức vụ chủ chốt phần lớn do những người có quan hệ họ hàng thân thích nắm giữ. Nhiều khi vì tình thân ruột thịt mà

người ta đã bỏ qua nhiều thiếu sót về yêu cầu, qui định, bỏ qua những yếu kém về năng lực, phẩm chất, bất chấp nguyên tắc miễn sao đưa được người thân của mình vào các vị trí quan trọng của tổ chức hay những chỗ ngồi béo bở trong các cơ quan, đơn vị. Thay vì phải lựa chọn những người thực sự đủ đức, đủ tài thì họ tìm mọi cách để đưa người thân thích nhằm tạo lập và củng cố phe cánh.

Về điều này, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra biểu hiện của nó: “Gia đình có nghĩa cũ và nghĩa mới, nghĩa hẹp và nghĩa rộng. “Gia” là nhà. “Đình” là sân. Theo nghĩa cũ thì gia đình chỉ giới hạn hẹp hòi trong một cái nhà, cái sân. Nghĩa là chỉ lo cho cha mẹ, vợ con trong nhà mình ấm no yên ổn, ngoài ra ai nghèo khổ mặc ai. Như thế là ích kỷ, không tốt” [83, tr.311]. Người cũng từng phê phán việc kéo bè kéo cánh theo kiểu gia đình trị trong việc bố trí cán bộ: “Có những đồng chí còn giữ thói “một người làm quan cả họ được nhờ”, đem bà con, bạn hữu đặt vào chức này việc kia, làm được hay không, mặc kệ. Hỏng việc đoàn thể chịu, cốt cho bà con, bạn hữu có địa vị là được” [80, tr.90,91]. Khái quát từ thực tế những năm qua, Đảng ta cũng đã

Một phần của tài liệu Luận án Bùi Quốc Hưng (Trang 105 - 120)