ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG TRỊ QUỐC NHO GIÁO ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT

Một phần của tài liệu Luận án Bùi Quốc Hưng (Trang 82)

XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT

XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Nhà nước pháp quyền là vấn đề đã được đề cập từ lâu trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Về đại thể, có thể hiểu Nhà nước pháp quyền “không phải là kiểu nhà nước mà là một mô hình nhà nước, mà ở đó, bên cạnh những đặc điểm chung nó còn những đặc điểm riêng” [110, tr.151]. Pháp quyền là “Hệ thống pháp luật tiêu biểu cho quyền lực của một nhà nước, một chế độ” [151, tr.1320]. Vậy nhà nước pháp quyền là nhà nước có hệ thống pháp luật tiêu biểu cho quyền lực của một nhà nước, một chế độ. Hệ thống pháp luật này phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân, bảo đảm cho nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình. Không có pháp quyền được thực thi nhờ pháp luật và hình luật bảo đảm thì nhân dân không thể thực hiện được quyền dân chủ. Chính vì thế, “Nhà nước pháp quyền là một khái niệm có thể được hiểu ở hai mức độ: a) với tính chất là học thuyết, là tư tưởng; b) với tính chất là thực tiễn tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, thực thi dân chủ” [143, tr.61].

Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng đã chính thức nhấn mạnh và khẳng định: “Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam” [14, tr.56]. Trong Hội nghị này, Đảng mới nói “Nhà nước pháp quyền Việt Nam” là “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” [14, tr.56], chưa nói tính chất, tính từ “xã hội chủ nghĩa” của nhà nước ấy. Quan điểm về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của Đảng ngày càng được thể hiện rõ trong các kỳ Đại hội tiếp theo. Tại Đại hội VIII, Đảng Cộng sản

Một phần của tài liệu Luận án Bùi Quốc Hưng (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w