Những ảnh hưởng tích cực của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án Bùi Quốc Hưng (Trang 86 - 105)

đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Một là, tư tưởng trị quốc Nho giáo có ảnh hưởng và ý nghĩa tích cực trong việc giáo dục con người sống có đạo đức, tinh thần trách nhiệm với gia đình, cộng đồng trong một xã hội ổn định, có trật tự, kỷ cương.

Như đã luận chứng, mục tiêu trị quốc theo quan niệm, chủ trương của Nho giáo là “khiến cho đất nước yên ổn”. Xã hội ổn định, có trật tự là mong ước của các nhà nho, và để có một xã hội như thế thì đòi hỏi phải coi trọng giáo dục đạo đức, làm cho con người sống có đạo đức, có tinh thần trách nhiệm với gia đình, cộng đồng. Mặc dù Nho giáo không hoàn toàn phủ nhận vai trò của pháp luật và tầm quan trọng của hình phạt nhưng trong suy nghĩ của các thánh hiền đạo Nho, khiến cho người ta sợ hãi mà tuân theo sẽ không lâu bền bằng việc dùng đức để cảm hóa. Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay, pháp luật giữ vị trí tối thượng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, song pháp luật cũng không phải là công cụ vạn năng bởi vẫn có những cái mà pháp luật không thể vươn tới. Thực tế cho thấy, trong cuộc sống con người không chỉ chịu sự điều chỉnh bởi pháp luật mà còn bị chi phối bởi các qui phạm khác như đạo đức, tôn giáo, tập quán, lệ làng, hương ước... mà các qui định pháp luật không thể bao quát hết. Mặt khác, Nho giáo luôn đặt con người trong các mối quan hệ ràng buộc từ gia đình đến xã hội và chú trọng việc giáo dục con người tuân thủ theo những qui định về trách nhiệm, bổn phận trong từng mối quan hệ cụ thể. Thái độ sống vô trách nhiệm, vô lễ, vô luân là điều xa lạ trong quan niệm của các nhà nho. Trong xã hội ngày nay, quan hệ giữa người với người ngày càng đa dạng, phong phú và luôn vận động, biến đổi không ngừng song trong từng mối quan hệ cụ thể vẫn cần có

những yêu cầu, nghĩa vụ của mỗi bên và việc thực hiện nó với tinh thần trách nhiệm là điều cần thiết. Nếu tạm gạt qua những mặt lỗi thời, hạn chế thì những quan niệm, chủ trương về một xã hội ổn định, có trật tự, con người sống có đạo đức, tinh thần trách nhiệm với gia đình, cộng đồng... được các nhà nho và nhiều triều đại phong kiến nước ta tiếp thu, sử dụng, vẫn có ảnh hưởng và thể hiện những ý nghĩa tiến bộ nhất định của nó trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Thực tế ngày nay cho thấy, công cuộc đổi mới mạnh mẽ của đất nước, toàn cầu hóa và hội nhập ngày càng sâu rộng, hiện đại hóa và đô thị hóa diễn ra nhanh chóng cùng với sự phát triển kinh tế thị trường đã làm thay đổi nhiều mặt của đời sống đạo đức. Văn hóa ứng xử trong các mối quan hệ từ gia đình, đến nhà trường, xã hội có chiều xuống cấp.

Trong gia đình, quan hệ giữa các thành viên có phần trở nên lỏng lẻo. Do những nhận thức cực đoan trong những quan niệm về tự do, dân chủ nên những truyền thống nền nếp, kỷ cương kính trên nhường dưới... có phần suy giảm. Những căng thẳng, bất hòa, xung đột và đổ vỡ trong các mối quan hệ thân tình, ruột thịt có chiều hướng gia tăng. Những biểu hiện của sự thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống của cha mẹ và người lớn tuổi làm tổn thương nhân cách của lớp trẻ. Tệ nạn xã hội ảnh hưởng, làm băng hoại những giá trị truyền thống và thuần phong mỹ tục, hủy hoại nhân phẩm con người. Bên cạnh đó là vấn đề bạo lực gia đình diễn biến phức tạp mà nhiều khi chỉ người trong cuộc mới hiểu. Vì những toan tính ích kỷ bởi lợi ích kinh tế đã khiến nhiều kẻ lôi kéo cả những người thân trong gia đình, họ hàng vào con đường làm ăn phi pháp. Tình nghĩa yêu thương, thủy chung giữa các thành viên, quan niệm hiếu, nghĩa, sự gương mẫu, trách nhiệm có phần suy giảm, làm mất dần tính bền vững của các mối quan hệ gia đình. Sự suy thoái của văn hóa, đạo đức, lối sống ngay trong môi trường gia đình ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành, hoàn thiện nhân cách của con người, nhất là lớp trẻ. Theo

một cuộc điều tra ở thành phố Đà Nẵng, “số trẻ em phạm pháp có nguồn gốc gia đình làm nghề buôn bán bất hợp pháp chiếm 51,94%, gia đình có người phạm tội hình sự chiếm 40%; 30% số trẻ phạm tội có bố, mẹ hoặc cả hai nghiệm hút ma túy” [36, tr.64].

Trong nhà trường, vấn đề giáo dục tri thức là cần thiết và rất quan trọng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang phát triển mạnh mẽ, song vấn đề giáo dục đạo đức lại có phần bị buông lỏng. Nhiều hiện tượng đạo đức tiêu cực nảy sinh trong mối quan hệ thày trò, bè bạn làm những người có lương tri day dứt. Bạo lực học đường trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội, diễn biến ngày càng phức tạp nhưng chưa có cơ chế hữu hiệu để hạn chế, khắc phục, xử lý. Quan niệm về chuẩn mực đạo đức của lớp trẻ có phần đáng lo ngại. Một đề tài nghiên cứu tiến hành trên 874 sinh viên từ các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy:

41% sinh viên cho rằng không nhất thiết phải sống cao thượng vì đôi khi cao thượng lại là mù quáng; 36% sinh viên đồng tình rằng làm việc theo lương tâm sẽ bị thua thiệt; có 32% sinh viên chấp nhận hành vi vô ơn, không xem đó là chuyện phi đạo đức và 28% số người được hỏi có tư tưởng trả thù, báo oán [36, tr.65].

Trong lao động, giao tiếp và quan hệ xã hội, những nhận thức và hành vi lệch chuẩn, thậm chí vô đạo đức nảy sinh. Thực tế cho thấy, việc tìm kiếm lợi ích cá nhân trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập là điều hợp lý và cần được khuyến khích, bởi đó là một trong những động lực thúc đẩy con người tìm tòi, khám khá để có những sáng tạo đột phá. Song nếu làm giàu bằng mọi giá, theo đuổi lợi ích cá nhân bằng mọi thủ đoạn, bất chấp luật pháp và đạo lý lại là điều nguy hiểm. Mặt khác, nhiều khi do tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân mà người ta sẵn sàng gây tổn hại cho lợi ích của người khác, của cộng đồng và xã hội. Thái độ thờ ơ, vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau của người khác, những hành vi ứng xử thiếu tính nhân văn và thiếu vắng lòng

nhân ái, ý thức trách nhiệm, bổn phận với cộng đồng là điều đáng lo ngại. Ngày xưa, người ta chỉ coi trọng đạo đức, tuyệt đối hóa nhân nghĩa mà không dám nói đến lợi, không coi trọng việc làm giàu bởi xem đó là công việc của tiểu nhân thì trái lại, giờ đây lại xuất hiện trào lưu coi trọng đồng tiền, xem lợi ích vật chất là mục tiêu cứu cánh, là lẽ sống của cuộc đời. Khi lợi ích vật chất và đồng tiền thắng thế luật pháp và đạo lý thì nó sẽ có sức mạnh tàn phá ghê gớm. Nhiều hiện tượng tiêu cực, làm đảo lộn các giá trị, đổi trắng thay đen đẩy con người trên đà trượt dốc về đạo đức, lối sống và rơi vào vòng tội lỗi. Văn kiện Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Đạo đức, lối sống có mặt xuống cấp đáng lo ngại... Môi trường văn hóa còn tồn tại những biểu hiện thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục; tệ nạn xã hội và một số loại tội phạm có chiều hướng gia tăng...” [19, tr.125].

Thực trạng trên cho thấy, nếu tạm gạt đi những yếu tố lỗi thời thì mục tiêu xây dựng xã hội ổn định mà ở đó con người có đạo đức, coi trọng giáo dục đạo đức ngay từ trong gia đình của tư tưởng trị quốc Nho giáo vẫn thể hiện ý nghĩa tiến bộ của nó. Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là chúng ta lặp lại những chuẩn mực và khuôn mẫu của cương thường, lễ giáo đạo Nho của hàng nghìn năm về trước mà phải là những giá trị đạo đức mới, những chuẩn mực của đạo đức cách mạng theo yêu cầu mới của đất nước và thời đại hiện nay.

Hai là, tư tưởng trị quốc Nho giáo có ảnh hưởng và ý nghĩa tích cực trong việc xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân.

Trong tư tưởng trị quốc của Nho giáo, chủ trương nhằm bảo đảm cho người dân có đời sống vật chất, tinh thần tương đối đầy đủ, coi trọng việc “dưỡng dân” có ảnh hưởng và ý nghĩa tích cực nhất định của nó. Khổng Tử biểu dương, đồng thời nhắc nhở người cầm quyền phải chú trọng việc chăm nuôi dân, và chính ông cũng rất quan tâm việc đó. Mạnh Tử, người bổ sung, phát triển Khổng giáo, tỏ ra phê phán, lên án mạnh mẽ người cầm quyền “thi

hành chính sách hung bạo, đang tâm để dân chết đói”. Hầu chuyện vua Tề Tuyên Vương, Mạnh Tử đã nói: “bậc vua hiền sáng suốt nên định mức sao cho dân trên đủ phụng dưỡng cha mẹ, dưới đủ nuôi vợ con; năm được mùa thì cả năm no đủ, năm mất mùa thì không đến nỗi chết đói chết rét”. Mạnh Tử nói thêm và nhấn mạnh, nhà vua phải “chăm lo cho người già được mặc áo lụa, được ăn thịt cá, trăm họ thoát khỏi cảnh đói rách”, làm được như vậy thì trị quốc mới được thịnh vượng [37, tr.560,561].

Để đất nước được yên ổn, Nho giáo không chỉ chủ trương phải làm cho dân giàu lên, mà còn yêu cầu phải “giáo hóa dân”. Nho giáo có quan niệm, chủ trương thực thi sự bình đẳng trong công việc dạy học, giáo dục nhân dân. Khổng Tử nói dứt khoát: “Người quân tử dạy người chẳng phân biệt người thiện kẻ ác” [37, tr.455]. Theo ông, người có nhu cầu học tập, được giáo dục là người muốn có được hiểu biết mới, bổ túc tri thức đều là người có suy nghĩ đúng, vì thế, ông chủ trương dạy học, giáo dục cho bất kể ai có nhu cầu, không kể giàu nghèo, thiện ác, sang hèn, thuộc tầng lớp thượng lưu quý phái hay tiện dân. Theo đây, người dân trong nước được quyền bình đẳng trong học tập và giáo dục. Tức là chăm lo cả đời sống vật chất và tinh thần cho dân chúng được Nho giáo chú tâm thực hiện và coi đó là một trong những mục tiêu của công việc trị quốc. Đây quả đúng là một giá trị tích cực, cần ghi nhận, tiếp thu để vận dụng trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Chủ trương dưỡng dân, phú dân, giáo dân như trên trong đường lối trị quốc của Nho giáo cũng đã được nhiều nhà nho và các triều đại phong kiến nước ta tiếp thu, vận dụng sáng tạo. Nếu tạm bỏ qua những hạn chế không tránh khỏi do hoàn cảnh lịch sử ra đời, thì tinh thần của những quan niệm, chủ trương đó có ý nghĩa tiến bộ của nó. Lúc sinh thời, Hồ Chí Minh cũng có sự quan tâm đặc biệt đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Người nhắc nhở đội ngũ cán bộ: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại

đến dân, ta phải hết sức tránh” [79, tr.64]. Theo Người, đấu tranh xã hội, làm cách mạng là vì dân, cho dân: “Chúng ta được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ” [79, tr.175]. Vì thế, Hồ Chí Minh có chủ trương và kêu gọi thực hiện kế hoạch kiến quốc, cụ thể là phải: “Làm cho dân có ăn. Làm cho dân có mặc. Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân được học hành” [79, tr.175]. Trước lúc ra đi vào cõi vĩnh hằng gặp các lãnh tụ thiên tài của nhân dân lao động toàn thế giới, Hồ Chí Minh di chúc cho Đảng: “cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” [84, tr.612].

Suy ngẫm về những lời dạy trên đây của Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa cho nhân dân, chúng ta sẽ thấy, chủ trương dưỡng dân, phú dân, giáo dân trong dường lối trị quốc của Nho giáo có giá trị, vừa mang tính lịch sử, vừa có ý nghĩa thời đại. Tinh thần của đường lối, chủ trương ấy cần ghi nhận và có thể vận dụng sáng tạo trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay. Chúng ta trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng cần có hành động hiệu quả nhất nhằm mục tiêu làm cho đất nước yên ổn để phát triển bền vững, nhanh, mạnh hơn nữa “góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” [84, tr.614] như lời Hồ Chí Minh đã viết trong bản Di chúc mang giá trị lịch sử để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân Việt Nam. Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang lãnh đạo, tổ chức, quản lý, tập hợp toàn quân, toàn dân cùng chung sức xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhiệm vụ lịch sử này không thể không vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, ngày càng phồn vinh, hạnh phúc” [20, tr.57].

Một nội dung khác nữa trong tư tưởng trị quốc Nho giáo thể hiện giá trị và ảnh hưởng tích cực, thể hiện ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng chính

quyền của dân, do dân, vì dân hiện nay là chủ trương làm cho dân tín, coi trọng lòng dân, ý dân. Trong xã hội thời Khổng Tử, giai cấp nô lệ chiếm số đông và thân phận thấp kém, bị tầng lớp thống trị coi khinh, xem thường, nhưng ông lại dành cho họ tình yêu thương, coi họ, khẳng định họ là con người: “Khổng Tử đã nâng thân phận nô lệ lên địa vị con người” [37, tr.312]. Mạnh Tử sống, làm quan và trước tác trong giai đoạn đầu của xã hội phong kiến Trung Quốc. Lúc này giá trị của quần chúng nhân dân đã được nâng cao hơn giá trị người nô lệ, nhưng vẫn thuộc tầng lớp hạ lưu, dưới đáy của xã hội. Trong bối cảnh lịch sử chính trị xã hội mà quần chúng nhân dân lao động bị khinh miệt, coi rẻ ấy, song Khổng Tử cùng các môn đồ của ông vẫn nhận ra và khẳng định quần chúng nhân dân có vai trò quan trọng, đứng trên cả nhà vua, vì họ quyết định sự tồn tại vững vàng của đất nước. Trong tư tưởng trị quốc của Nho giáo rất coi trọng dân và chủ trương phải làm như thế nào để dân tin theo người lãnh đạo quốc gia, người lãnh đạo quốc gia phải biết đoàn kết, tập hợp nhân dân.

Trong học thuyết trị quốc của Nho giáo, quần chúng nhân dân có vị trí đặc biệt. Nho giáo nhấn mạnh trong đường lối trị quốc: “dân là gốc của nước, gốc bền thì nước yên” [142, tr.258]; “được lòng dân là được nước, mất lòng dân là mất nước” [37, tr.32]; “nếu nhân dân không còn tín phục nữa thì nước không thể đứng vững nổi” [37, tr.348]. Vì thế, Mạnh Tử đã khẳng định có sức thuyết phục rằng: “Dân quý nhất, rồi đến xã tắc… sau mới đến nhà vua” [37, tr.791].

Quan niệm, tư tưởng về vai trò hết sức quan trọng có ý nghĩa quyết định của quần chúng nhân dân trong đường lối trị quốc của Nho giáo có những điểm tương đồng với tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã từng luận giải về vai trò lịch sử của nhân dân. Trong tác phẩm Dân vận, Hồ Chí Minh viết:

Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là

việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân

Một phần của tài liệu Luận án Bùi Quốc Hưng (Trang 86 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w