Cơ sở lí luận của việc biên soạn bài tập TDTM

Một phần của tài liệu Ứng dụng bài tập thể dục thẩm mỹ trong hoạt động thể thao ngoại khóa nhằm hỗ trợ nâng cao thể lực cho nữ sinh trường Đại học Tây Bắc (Trang 47 - 53)

- Có 84,4% chuyên gia lựa chọn sử dụng các bài tập với bục thể dục trong TDTM Có 75,6%chyên gia lựa chọn sử dụng các bài tập mềm dẻo trong TDTM.

3.1.1.Cơ sở lí luận của việc biên soạn bài tập TDTM

6 Chỉ số Pignet 17 37,8%

3.1.1.Cơ sở lí luận của việc biên soạn bài tập TDTM

TDTM được chọn lọc trong hệ thống các bài tập thể dục bao gồm các động tác rèn luyện thân thể và phát triển các năng lực vận động cơ bản. Bài tập TDTM là bài tập cơ bản, có tính phân tích cao được thực hiện nhờ vận động tại chỗ và di chuyển. Bài tập kết hợp với âm nhạc có thiên hướng vũ đạo và hiện đại hóa trong việc thực hiện bài tập. Bài tập có cấu trúc vận động hợp lý trong điều khiển các bộ phân của cơ thể với sự huy động động lực để tạo sự biến đổi biên độ cũng như tốc độ vận động theo ý muốn các động tác bài tập được thay đổi thực hiện liên hoàn với sự thay đổi tần số, cường độ, nhịp điệu và âm lượng nhạc đệm.

Với cấu trúc và đặc điểm như vậy khi biên soạn bài tập TDTM cần phải dựa trên những yếu tố khoa học xác định. Trên thực tế có rất nhiều quan điểm khác nhau khi biên soạn bài tập TDTM.

Theo quan điểm của Phó tiến sĩ Trần Phúc Phong những cơ sở khoa học khi lựa chọn và biện soạn bài tập thể dục dựa trên 4 quan điểm sau:

- Bài tập có đối tượng là con người, mà con người là một thực thể sinh học xã hội.

- Bài tập là phương tiện cơ bản để rèn luyện thể chất được sử dụng trong điều kiện cùng tác động của các phương tiện khác như môi trường, dinh dưỡng (thiên nhiên) và quan niệm tập quán tâm lí (xã hội).

- Bài tập là tổng hợp các cấu trúc vận động được cơ thể thực hiện theo hệ thống điều khiển phối hợp của các trung tâm phân tích và vận động

- Tập luyện là sử dụng bài tập trong hệ thống phương pháp và được vận dụng các nguyên tắc chung cũng như các nguyên tắc phương pháp dạy học động tác.

Từ bốn quan điển khoa học trên đây ta xác định lên những cơ sở lý luận và thực tiễn để đề ra những căn cứ khi biên soạn bài tập.

Thứ nhất : Bài tập phù hợp với đặc điểm cơ thể của người tập (căn cứ vào những đặc điểm giải phẫu, sinh lí, tâm lí của người tập, trong đó bao gồm cả đặc điểm giới tính và lứa tuổi).

Cùng một bài tập có thể gây lên những hiệu quả khác nhau tùy thuộc vào những đặc điểm cá nhân của người tập. Điều đầu tiên khi bắt tay vào biên soạn bài tập trong đó những vấn đề cần giải quyết là:

Soạn cho ai?

Mục đích để làm gì?

Soạn theo dạng bài tập nào? ...

Khi tập TDTM, ở cơ thể người tập diễn ra một quá trình thích ứng với các yếu tố như lượng vận động, cơ thể các em nữ có những yếu tố về giải phẫu, sinh lí, tâm lí và lứa tuổi đã được phân tích ở chương tổng quan các vấn đề nghiên cứu. Do vậy cơ thể phụ nữ với thân hình nhỏ nhắn không thích hợp với lượng vận động căng thẳng và thực hiện trong thời gian quá dài. Bài tập phải mang tính nhịp điệu phù hợp với tâm lí của các em.

Bài tập phải đáp ứng được mục đích tập luyện của bản thân người tập. Đối với từng đối tượng cụ thể thì nhiệm vụ cần giải quyết của bài tập có những yêu cầu cụ thể riêng. Căn cứ vào mặt giới tính, các em nữ nói chung thích các động tác vũ đạo, tạo hình mềm mại mang nhiều nét đẹp và hấp dẫn các em.

Mục đích khỏe đẹp là nhu cầu tất yếu của bất cứ người phụ nữ nào. Bài tập rất được chú trọng đến các động tác có tác động tích cực đến các bộ phận cơ thể, giúp cho quá trình điều chỉnh ngoại hình, giúp cho cơ thể các em giữ được sự mềm mại, duyên dáng của người phụ nữ.

Thứ hai: Bài tập có cấu trúc điển hình khả năng dùng sức tích cực và ý thức điều khiển các yếu tố không gian, thời gian vận động.

Cấu trúc bài tập là mối quan hệ lẫn nhau có tính quy luật và ổn định của tất cả các yếu tố, những khâu tạo nên động tác như một thể hoàn chỉnh.

Bài tập được chủ động điều khiển bằng ý thức tức là điều khiển từ các trung tâm thần kinh ở vỏ não. Đó là những hành động có chủ đích liên quan đến nhiều quá trình tâm lý, sự biểu tượng về động tác, hoạt động tư duy, cảm xúc…

Với học thuyết “Hệ thống chức năng” của Anokhin cho thấy các hệ thống chức năng được hình thành nhanh chóng theo một ý thức nhất định. Hệ thống chức năng xuất hiện khi nảy sinh tổ hợp các kích thích cảm giác và “sự phân tích truyền ngược lại” trong vỏ đại não là tiền đề cho việc quyết định thực hiện động tác. Trong quá trình tập luyện mỗi đông tác bao giờ cũng được xuất phát từ sự phân tích các kích thích cảm giác.

Trong quá trình tập luyện TDTM người tập phải biết nhận thức bằng cảm giác sau đó điều chỉnh vận dụng quá trình dùng sức. Khả năng nhanh chậm của động tác, trật tự nhịp điệu được sắp xếp theo trình tự cấu trúc bài tập phải hợp lí qua âm lượng, nhịp điệu âm nhạc để từ đó điều khiển quá trình vận sức theo nhịp điệu của nhạc đệm. Với ý thức tích cực trong quá trình điều khiển, khả năng dùng sức tích cực trong quá trình tập luyện để hoàn thành mục đích bài tập đề ra. Thời gian của bài tập là yếu tố quan trọng làm biến đổi hoạt động của cơ thể, việc thay đổi thời gian của bài tập là biện pháp để điều chỉnh lượng vận động của bài tập. Với ý thức của

động tác theo ý muốn chủ quan của mình, làm chủ được các yếu tố không gian của bài tập.

Thứ ba: Bài tập có tác động chọn lọc đến sự phát triển cục bộ hay toàn diện cơ thể với những yêu cầu nghiêm ngặt về liều lượng vận động.

Bài tập cần có những yếu tố vận động của những kĩ thuật động tác ảnh hưởng đến từng bộ phận cơ thể. TDTM có tác dụng điều chỉnh và cải thiện những khiếm khuyết của cơ thể. Khả năng chọn lọc của động tác có tác dụng ảnh hưởng đến từng bộ phận hoặc một nhóm các bộ phận trên cơ thể. Sự phát triển mang tính đặc thù về một tố chất nào đó cũng mang tính cục bộ, đòi hỏi trong quá trình điều khiển lượng vận động phù hợp để đạt mục đích bài tập. Sự lặp lại các động tác trong bài tập có ý nghĩa làm tăng cường khả năng hoạt động của hệ tim mạch và hô hấp. Tính toàn diện của bài tập là sự tác động cùng một lúc lên nhiều bộ phận, nhiều cơ quan khác nhau đòi hỏi tính phối hợp các kĩ thuật bài tập ở mức liên hoàn cao, với mục đích phát triển toàn diện.

Sự phát triển mang tính cục bộ hay toàn diện lên cơ thể người tập đều phụ thuộc vào các yếu tố kĩ thuật động tác và lượng vận động của bài tập.

Trong quá trình tập luyện phải chú ý nghiêm ngặt đến chế độ lượng vận động cho người tập theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ và mục đích của bài tập.

Thứ tư: Bài tập được thay đổi hình thức tập luyện để huy động tiềm năng và cơ chế đều khiển hành vi vận động, phát triển trình độ kĩ thuật, chiến thuật và thực hiện động tác đa dạng hóa.

Đối với bài tập TDTM sự đa dạng hóa trong các động tác và hình thức tập luyện là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tâm lí người tập trong quá trình huy động giúp cho tính hiệu quả bài tập được nâng cao.

Cần thiết phải thường xuyên đổi mới nhiệm vụ theo xu thế chung và tăng lượng vận động để đáp ứng nhu cầu, mục đích tập luyện. Trong quá trình vận động sự thay đổi từ hình thức hoạt động vận động này sang hình thức hoạt động vận động khác là cơ sở tạo ra được một “vốn” rộng rãi các kĩ năng kĩ xảo vận động trong quá trình thực hiện động tác. Tùy theo mức độ đổi mới của bài tập mà các kĩ thuật – chiến thuật bài tập trở nên phong phú hơn và đi đến quá trình dễ tiếp thu các động tác kĩ thuật mới và hoàn thiện các động tác kĩ thuật cũ.

Bài tập có sự thay đổi về chu kì tập luyện, khả năng vận dụng sức ở từng thời điểm và các tư thế được thay đổi từ đầu buổi tập đến cuối buổi tập, cũng như cơ chế thay đổi âm thanh nhịp lượng của âm nhạc làm cho bài tập trở lên phong phú và hấp dẫn hơn đối với người tập. Bài tập luôn được thay đổi về lượng vận động (tăng cả khối lượng và cường độ vận động), cũng như thay đổi các hình thức tập luyện sẽ nâng cao tiềm năng thích ứng của cơ thể người tập.

Thứ năm : Bài tập được tiến hành trong những điều kiện thích hợp và ổn định để đảm bảo hiệu quả cơ bản. Sau đó được nâng cao hiệu quả trong những điều kiện tập luyện khó khăn hơn nhằm huy động tiềm năng thích ứng của cơ thể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những điều kiện thời tiết, trang thiết bị, điều kiện vị trí cũng như vệ sinh của địa điểm tập luyện… tất cả những điều kiện yếu tố trên phải được tiến hành trong điều kiện ổn định thì hiệu quả bài tập mới cao. Sự thay đổi đặc điểm điều kiện môi trường sẽ làm thay đổi hiệu quả tác dụng của buổi tập. Sử dụng các điều kiện tự nhiên và các yếu tố vệ sinh có thể coi là một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả của bài tập, đồng thời cũng là biện pháp quan trọng trong việc rèn luyện rèn luyện cơ thể con người.

Điều kiện môi trường tự nhiên thuận lợi và ổn định có tác dụng lớn trong việc làm tăng hiệu quả bài tập và cho phép người tập có thể tập luyện với lượng vận động lớn hơn.

Hiệu quả bài tập càng được nâng cao hơn nếu có sự thay đổi điều kiện tập luyện ở những mức độ khác nhau cần được đáp ứng bởi sự thích ứng của cơ thể.

Luyện tập ở vùng núi cao, nơi có áp suất khí quyển và hàm lượng oxi trong không khí giảm rất nhiều có tác dụng trong công việc nâng cao năng lực thích ứng của các hoạt động chức năng trong cơ thể khi đưa xuống tập luyện ở đồng bằng cơ thể có thể huy động được hết những công suất hoạt động với tiềm năng lớn của cơ thể khi mà cơ thể người tập được rèn luyện trong môi trường thay đổi cao hơn.

Thứ sáu : Bài tập được nhận định về hiệu quả có tính trực tiếp hiện tại và tương lai lâu dài, tác động đến người tập ở trong cả quá trình nhiều năm của cuộc sống và hoạt động lao động chuyên nghiệp.

Bài tập có tác dụng chung và riêng đối với cơ thể con người – hiệu quả của bài tập tác động lên cơ thể người tập ở mọi thời điểm. Có những bài tập với đặc điểm tác dụng riêng của mình như TDTM vừa mang tính hiệu quả trực tiếp là cải tạo các nét khiếm khuyết hình thể, và tăng cường các tố chất thể lực (sức nhanh, sức mạnh, sức bền…) song ngoài tác dụng trực tiếp mang tính cập nhật của người tập, TDTM còn mang lại những hiệu quả lâu dài và có thể đến suốt cuộc đời con người nếu như quá trình tập luyện có hệ thống mang tính thường xuyên, liên tục. Sức khỏe đối với mỗi người là vốn quý nhất – có sức khỏe là có tất cả - vì vậy mong muốn được là người khỏe mạnh là niềm mơ ước trong suốt cuộc đời mỗi con người. Bài tập vừa mang lại những hiệu quả tác dụng trực tiếp vừa có tác dụng lâu dài trong tương lai – bài tập là liều lượng cần thiết trong quá trình rèn luyện nâng cao sức khỏe cho mỗi người từ trẻ em cho đến người cao tuổi tất cả đều phải tập luyện và tập luyện đến cuối cuộc đời để duy trì củng cố sức khỏe – đảm bảo cuộc sống lành mạnh và quá trình lao động xã hội chuyên nghiệp của bản thân được tốt hơn. Có những bài tập với tác dụng

đặc thù của mình cần cho con người đến cuối cuộc đời. Ví dụ: các bài tập nghề nghiệp, các bài tập phát triển chung, các bài tập nhịp điệu…

3.1.2. Nguyên tắc biên soạn bài tập TDTM

+ Bài tập phải có nhạc, chọn nhạc, âm nhạc phải phù hợp. + Bài tập phải phù hợp với lứa tuổi ngành nghề.

+ Bài tập biên soạn phải có tác dụng tốt với từng nhóm cơ, đặc biệt là những nhóm cơ nhỏ.

+ Thời gian của bài tập phải phù hợp với đối tượng tập luyện.

Một phần của tài liệu Ứng dụng bài tập thể dục thẩm mỹ trong hoạt động thể thao ngoại khóa nhằm hỗ trợ nâng cao thể lực cho nữ sinh trường Đại học Tây Bắc (Trang 47 - 53)