Đánh giá hiệu quả của bài tập TDTM đối với hình thái, thể lực

Một phần của tài liệu Ứng dụng bài tập thể dục thẩm mỹ trong hoạt động thể thao ngoại khóa nhằm hỗ trợ nâng cao thể lực cho nữ sinh trường Đại học Tây Bắc (Trang 64 - 75)

- Có 84,4% chuyên gia lựa chọn sử dụng các bài tập với bục thể dục trong TDTM Có 75,6%chyên gia lựa chọn sử dụng các bài tập mềm dẻo trong TDTM.

b. Đánh giá hiệu quả của bài tập TDTM đối với hình thái, thể lực

Sau thực nghiệm đề tài tiến hành đo các chỉ tiêu hình thái, chức năng của sinh viên nhằm so sánh kết quả trước và sau thực nghiệm từ đó đánh giá hiệu quả của bài tập TDTM đối với hình thái, thể lực của người tập. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2: So sánh các chỉ tiêu về hình thái, thể lực của nữ sinh trường Đại học Tây Bắc trước và sau thực nghiệm (n=50)

S

St Các chỉ tiêu

Trước thực nghiệm

Sau thực

nghiệm Độ tin cậy

x ± δ x ± δ t P

1 Chiều cao đứng (cm) 150,24 4,15± 151,13 4,02± 1,09 <0,052 Cân nặng (kg) 44,21 4,32± 46,14 4,07± 2,29 >0,05 2 Cân nặng (kg) 44,21 4,32± 46,14 4,07± 2,29 >0,05

3 Vòng bụng (cm) 65,32 2,04± 64,18 1,97± 2,84 >0,054 Chỉ số Quetelet (kg/dm) 2,94 0,77± 2,81 0.75± 0,86 <0,05 4 Chỉ số Quetelet (kg/dm) 2,94 0,77± 2,81 0.75± 0,86 <0,05 5 Chạy con thoi 4x10m (s) 12,57 1,15± 12,04 1,02± 2,44 >0,05 6 Chạy 30m xuất phát cao (s) 6,02 0,65± 5,73 0,47± 2,56 >0,05

7 Nằm ngửa gập bụng (lần) 10,02 3,5± 11,85 4,7± 2,21 >0,058 Bật xa tại chỗ (cm) 147 26± 158 28± 2,03 >0,05 8 Bật xa tại chỗ (cm) 147 26± 158 28± 2,03 >0,05 9 Chạy 5 phút tùy sức (m) 725 97,5± 774 98,7± 2,50 >0,05

Sau 5 tháng tập luyện nhóm sinh viên nghiên cứu có sự thay đổi về hình thái thể lực như đã thể hiện ở bảng 3.2 cụ thể là:

*Chiều cao:

Sau thực nghiệm các em có chiều cao tăng lên so với trước thực nghiệm (tăng từ 150,24 4,15± lên151,13 4,02± )

*Cân nặng:

Sau thực nghiệm các em có cân nặng cao hơn so với trước thực nghiệm (tăng từ 44,21 4,32± kg lên 46,14 4,07± kg).

nghiệm giảm từ 65,32 2,04± cm xuống còn 64,18 1,97± cm.

*Chỉ số Quetelet (kg/dm):

Sau thực nghiệm chỉ số Quetelet của các em có giảm hơn so với trước thực nghiệm. Cụ thể là giảm từ 2,94 0,77± xuống còn 2,81 ± 0,75.

* Chạy con thoi 4x10m (s)

Sau thực nghiệm thời gian chạy con thoi của các em đã rút ngắn lại 0,53s so với trước thực nghiệm từ 12,57 1,15± s xuống còn 12,04 1,02± s.

* Chạy 30m xuất phát cao (s)

Sau thực nghiệm thời gian chạy 30m xuất phát cao của các em đã rút ngắn lại 0,29s so với trước thực nghiệm từ 6,02 0,65± s xuống còn 5,73 0,47± s.

* Nằm ngửa gập bụng (lần)

Sau thực nghiệm số lần nằm ngửa gập bụng của các em đã tăng lên so với trước thực nghiệm từ 10,02 3,5± lần lên 11,85 4,7± lần.

* Bật xa tại chỗ (cm)

Sau thực nghiệm số thành tích bật xa tại chỗ của các em cũng tăng lên đáng kể từ 147 ± 26 lên 158 ± 28 cm.

*Chạy 5 phút tùy sức (m)

Sau thực nghiệm quãng đường chạy 5 phút tùy sức của các em đã tăng lên so với trước thực nghiệm từ 725 97,5± m lên 774 98,7± m.

Sau khi tính mức độ tương quan của các chỉ số trước và sau thực nghiệm tôi nhận thấy các chỉ số như chiều cao đứng và chỉ số Quetelet có mức độ tương quan lần lượt là ttính = 1,09 v à ttính = 0,86

Với mức độ tương quan ttính < tbảng =2,00 nên sự khác biệt giữa các chỉ số này trước và sau thực nghiệm không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác

lớn từ yếu tố di truyền và quy luật lứa tuổi. Sự khác biệt thể hiện rõ nhất ở các chỉ số: * Cân nặng:

Biểu đồ 1: So sánh cân nặng của nữ sinh không chuyên trường Đại học Tây Bắc trước và sau thực nghiệm

Cân nặng có mức độ tương quan ttính = 2,29 > tbảng = 2,00 ở ngưỡng xác suất P= 0,05. Điều này khẳng định rằng sau khi tập luyện bài tập TDTM cân nặng của các em có cải thiện đáng kể.

* Vòng bụng:

Vòng bụng cũng giảm rõ rệt sau tập luyện với mức độ tương quan ttính

Biểu đồ 2: So sánh vòng bụng của nữ sinh không chuyên trường Đại học Tây Bắc trước và sau thực nghiệm

* Thời gian chạy cọn thoi và chạy 30m xuất phát cao:

Biểu đồ 3: So sánh thời gian chạy con thoi 4x10 (m) và chạy 30 (m) xuất phát cao của nữ sinh không chuyên trường Đại học Tây Bắc trước

và sau thực nghiệm

Thời gian chạy con thoi 4x10m và chạy 30m xuất phát cao cũng giảm đáng kể có ý nghĩa thống kê với mức độ tương quan lần lượt là 2,44 và 2,56 > tbảng = 2,00 ở ngưỡng xác suất P = 0,05.

* Số lần nằm ngửa gập bụng:

Biểu đồ 4: So sánh số lần nằm ngửa gập bụng của nữ sinh không chuyên trường Đại học Tây Bắc trước và sau thực nghiệm

Số lần nằm ngửa gập bụng cũng tăng với mức độ tương quan ttính = 2,21 > tbảng = 2,00 có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P = 0,05.

* Thành tích bật xa tại chỗ:

Biểu đồ 5: So sánh thành tích bật xa tại chỗ của nữ sinh không chuyên trường Đại học Tây Bắc trước và sau thực nghiệm

Thành tích bật xa tại chỗ cũng tăng lên với mức độ tương quan ttính = 2,03 > tbảng = 2,00 có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P = 0,05.

Biểu đồ 6: So sánh quãng đường chạy 5 phút tùy sức của nữ sinh không chuyên trường Đại học Tây Bắc trước và sau thực nghiệm

Quãng đường chạy 5 phút tùy sức cũng tăng lên có mức độ tương quan ttính = 2,50 > tbảng = 2,00 có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P = 0,05.

Sau thực nghiệm chiều cao của các em 151,13 4,02± đạt mức trung bình so với tiêu chuẩn đánh giá phát triển thể chất người Việt Nam từ 6 – 20 tuổi (151 – 156 cm).

Cân nặng sau thực nghiệm đã tăng lên mức 46,14 4,07± so với tiêu

chuẩn đánh giá phát triển thể chất người Việt Nam từ 6 – 20 tuổi đạt mức trung bình (43,7 – 48,4kg).

Thời gian chạy con thoi 4x10m đạt mức cao so tiêu chuẩn đánh giá phát triển thể chất người Việt Nam từ 6 – 20 tuổi (12,04 1,02 12,21 s± < )

Thời gian chạy 30m xuất phát cao cũng giảm đáng kể xuống còn 5,73 0,47± đạt mức trung bình so tiêu chuẩn đánh giá phát triển thể chất người Việt Nam từ 6 – 20 tuổi ( từ 5,59 đến 5,65).

Số lần nằm ngửa gập bụng cũng tăng lên 11,85 4,7± đạt mức trung

bình so tiêu chuẩn đánh giá phát triển thể chất người Việt Nam từ 6 – 20 tuổi ( từ 10 đến 14 lần).

Thành tích bật xa tại chỗ cũng tăng lên 158 28± đạt mức trung bình

so tiêu chuẩn đánh giá phát triển thể chất người Việt Nam từ 6 – 20 tuổi. Thành tích chạy 5 phút tùy sức cũng tăng lên tới 774 98,7± so với

tiêu chuẩn đánh giá phát triển thể chất người Việt Nam từ 6 – 20 tuổi đạt mức cao (> 770).

Như vậy sau khi áp dụng bài tập TDTM cho các em nữ sinh năm thứ 2 trường Đại học Tây Bắc trong thời gian 5 tháng thể lực của các em đã tăng lên đáng kể với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P = 0,05.

Các chỉ số hình thái cơ thể như cân nặng, vòng bụng đã thay đổi theo hướng cân đối, hài hòa hơn. Hình thành thói quen tập luyện ngoại khóa cho các em một cách thường xuyên, liên tục và đúng cách để có cơ thể khỏe, đẹp, cân đối phòng tránh được bệnh tật.

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu đề tài đã rút ra một số kết luận sau: 1. TDTM là môn thể thao đang rất phát triển, được ưa thích và

phù hợp với nhiều đối tượng trong đó bao gồm cả đối tượng là nữ sinh trường Đại Học Tây Bắc (tỉ lệ lựa chọn cao nhất là 97% khi phỏng vấn).

2. Từ kết quả nghiên cứu đề tài đã lựa chọn được các chỉ tiêu đánh giá hình thái, thể lực phù hợp với đối tượng và điều kiện nghiên cứu đó là:

- Chiều cao đứng (cm) - Cân nặng (kg)

- Vòng bụng (cm)

- Chỉ số Quetelet (g/cm) - Chạy con thoi 4x10m (s) - Chạy 30m xuất phát cao (s) - Nằm ngửa gập bụng (lần) - Bật xa tại chỗ (cm)

- Chạy 5 phút tùy sức (m)

3. Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn giảng dạy TDTM của các chuyên gia trong lĩnh vực này. Thông qua quá trình nghiên cứu và phỏng vấn các chuyên gia đề tài đã lựa chọn được bài tập TDTM phù hợp với đối tượng và điều kiện giảng dạy tại trường bao gồm các bài tập như sau:

- Các bước di chuyển cơ bản.

- Tổ hợp các động tác phối hợp vũ đạo, chân, tay, thân, mình. - Tổ hợp các động tác ở tư thế ngồi, quỳ, nằm.

- Tổ hợp các động tác phối hợp với tay, lườn. - Tổ hợp các động tác chạy.

- Tổ hợp các động tác bật nhảy kết hợp với tay, chân, thân mình. - Tổ hợp các động tác bật nhảy chụm chân, tách chân…

- Tổ hợp các động tác với bục thể dục.

- Tổ hợp các động tác phối hợp đá chân, xoạc dọc. - Tổ hợp các động tác chống.

- Tổ hợp các động tác bước với trước, ngang. - Tổ hợp các động tác hồi tĩnh.

4. Sau quá trình nghiên cứu thực trạng thể lực của nữ sinh trường Đại học Tây Bắc chúng tôi nhận thấy thể lực của các em thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu RLTT với cùng đối tượng mà Bộ Giáo dục – Đào tạo đã đưa ra.

5. Quá trình thực nghiệm đã chứng minh các bài tập TDTM do đề tài lựa chọn hoàn toàn có khả năng nâng cao thể lực cho nữ sinh trường Đại học Tây Bắc góp phần hiệu quả trong việc cải thiện hình thể của các em. Tập luyện thường xuyên sẽ làm cơ thể hài hòa cân đối, tăng cường thể lực phòng tránh bệnh tật.

KIẾN NGHỊ

Từ những kết luận nêu trên chúng tôi có những kiến nghị như sau: 1. Đề xuất đưa môn TDTM vào nội dung giảng dạy ở các trường Đại học ở cả nội dung nội khóa và ngoại khóa để đổi mới chương trình giảng dạy cho sinh viên góp phần nâng cao thể lực cho các em.

2. Với ý nghĩa và hiệu quả khi tập luyện TDTM mang lại đã được đề tài chứng minh tôi mong muốn Bộ giáo dục Đào tạo cũng như trường Đại học Tây Bắc tạo điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị tập luyện cũng như có những biện pháp thiết thực nhằm hỗ trợ, thúc đẩy TDTM phát triển sâu rộng hơn nhằm tạo sân chơi mới bổ ích, lành mạnh cho các em.

PHỤ LỤC 1

Một phần của tài liệu Ứng dụng bài tập thể dục thẩm mỹ trong hoạt động thể thao ngoại khóa nhằm hỗ trợ nâng cao thể lực cho nữ sinh trường Đại học Tây Bắc (Trang 64 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w