Kế hoạch tổ chức giảng dạy.

Một phần của tài liệu Ứng dụng bài tập thể dục thẩm mỹ trong hoạt động thể thao ngoại khóa nhằm hỗ trợ nâng cao thể lực cho nữ sinh trường Đại học Tây Bắc (Trang 61 - 64)

- Có 84,4% chuyên gia lựa chọn sử dụng các bài tập với bục thể dục trong TDTM Có 75,6%chyên gia lựa chọn sử dụng các bài tập mềm dẻo trong TDTM.

a. Kế hoạch tổ chức giảng dạy.

Một trong những vấn đề quan trọng nhất trong lĩnh vực giáo dục thể chất là phương pháp giảng dạy. Phương pháp dạy học truyền thống trước đây đã được kết hợp với phương pháp chương trình hóa được áp dụng trong quá trình giảng dạy thể dục thể thao.

Các phương pháp giảng dạy phân chia và hoàn chỉnh được xem như hai phương pháp chủ yếu trong dạy học động tác. Trong quá trình dạy TDTM với kết cấu hoàn chỉnh của bài tập có mối liên hệ chặt chẽ về tính liên hoàn sử dụng các phương pháp hoàn chỉnh phân đoạn, làm mẫu và giải thích bằng lời nói là thực sự đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy, vấn đề này đã được các chuyên gia nghiên cứu và ứng dụng.

Với TDTM cũng chính là một dạng tập luyện thể dục mà hiện nay chưa có phương pháp giảng dạy riêng, điều đó cũng dễ hiểu vì lý do TDTM không phải là loại hình bài tập mới lạ gì trong hệ thống giáo dục thể dục. Tính độc lập của nó trong hệ thống bài tập phát triển chung không rõ nét lắm. Do vậy để soạn thảo phương pháp hướng dẫn người tập phải dựa trên đặc điểm, tính chất của bài tập.

Trước hết trong các buổi lên lớp cần quán triệt các nguyên tắc, quy trình lên lớp thể dục với năm nguyên tắc.

- Nguyên tắc tự giác tích cực - Nguyên tắc trực quan

- Nguyên tắc hệ thống thường xuyên liên tục - Nguyên tắc thích hợp cá biệt.

Sử dụng hợp lý những phương pháp tập có định mức thay đổi và lặp lại. Lượng vận động cần phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và được điều chỉnh hợp lý bằng nhiều phương pháp như điều chỉnh thời gian tập, số lần thực hiện cử động, các động tác ban đầu và kết thúc, cường độ trong thao tác cũng như sự thay đổi về mặt cấu trúc của tổ hợp động tác hoặc toàn bài tập.

Bài tập TDTM mang đặc tính phân tích cao, trong bài tập sự tham gia của các bộ phận cơ thể khác nhau đòi hỏi phải có phương pháp phân bổ khả năng dùng sức chính xác ở từng nhóm cơ. Hiệu quả bài tập được thể hiện ở mức độ dùng sức chính xác hay không. Bởi vậy có thể chủ định phát triển từng nhóm cơ cần thiết, trên cơ sở đó đạt đến sự phát triển cơ thể toàn diện.

Nhờ tính phân tích của bài tập có thể biên soạn những bài tập đạt những mục đích phát triển các tố chất thể lực quan trong trong đó có tố chất sức bền, chủ yếu sử dụng bằng phương pháp lặp lại, phương pháp đồng đều liên tục và phương pháp biến đổi lượng vận động của bài tập. Và mục đích của bài tập có đạt được hay không còn phụ thuộc vào việc sử dụng các phương pháp trong quá trình thực hiện bài tập.

Việc tiếp thu động tác không chỉ bằng quan sát thị giác mà người tập còn phải có khả năng cảm nhận bằng cơ bắp, phân biệt được mức độ căng cơ và thả lỏng. Đối với TDTM quá trình vận động không đòi hỏi sự gắng sức tối đa, sự thể hiện biên độ động tác, tốc độ cử động và nhịp điệu thao tác đòi hỏi sự chính xác cao. Hiệu quả giáo dục đạt được là nhờ quá trình luyện tập thường xuyên có hệ thống.

Khi giảng dạy thể dục thẩm mỹ đòi hỏi người giáo viên phải có sự kiên trì trong quá trình hướng dẫn tỷ mỷ về các tư thế cơ bản đặc tính phân tích của bài tập làm cho người tập đạt được ý muốn phát triển có chủ đích những bộ phận khác nhau trên cơ thể làm tăng khả năng tác dụng làm đẹp hình thể trong quá trình tập luyện – người giáo viên phải luôn luôn động

viên người tập phấn đấu ý trí khắc phục sự mệt mỏi.

Tuân thủ những quy định nghiêm ngặt và kỷ luật sư phạm trong quá trình tổ chức lên lớp thể hiện ở chỗ: Bố trí tập luyện hợp lý, đảm bảo khả năng quan sát giữa người dạy và người tập, tận dụng mọi điều kiện để lớp học không bị phân tán sự chú ý, thuận lợi trao đổi thông tin cũng như quan sát bài tập, quan hệ gần gũi thông cảm lẫn nhau giữa người thầy và người trò làm quá trình tâm lý người tập được thoải mái để dễ tiếp thu động tác. Phải biết tận dụng triệt để tác dụng của âm nhạc giúp cho quá trình tập luyện và hướng dẫn người tập được thuận lợi, dễ lôi cuốn được người tập trong quá trình tập luyện.

Số lượng và loại hình động tác trong TDTM rất phong phú và đa dạng – khi động tác thay đổi làm tác dụng bài tập cũng thay đổi theo và nếu lượng vận động thay đổi thì tác dụng bài tập cũng thay đổi theo. Đối với người tập đã thích ứng với bài tập phải chú trọng điều chỉnh độ khó và lượng vận động theo nguyên tắc tăng tiến trong huấn luyện.

Dựa vào mục đích, nhiệm vụ bài tập trong quá trình tập luyện ta có thể chia thành 2 giai đoạn tập luyện như sau:

* Giai đoạn 1:

Giảng dạy các bài tập cơ sở ở giai đoạn ban đầu để các em dần thích nghi với lượng vận động và độ khó cao hơn ở những phần sau. Phần này chúng tôi áp dụng với các bài tập đơn giản chủ yếu giúp các em làm quen dần với tập luyện, biết chủ động thực hiện các cử động của từng động tác trên từng bộ phận cơ thể theo các phương hướng, biên độ khác nhau.

Giai đoạn này còn nhằm mục đích trang bị cho người học những tri thức vận động phổ thông, biết kết hợp tập luyện với nghỉ ngơi tích cực. Hình thành cho các em vốn kĩ năng cơ sở bài tập ban đầu, cũng như củng cố thể lực để có thể hoàn thành các bài tập tiếp theo.

Phương pháp giảng dạy sử dụng chủ yếu trong giai đoạn này là phương pháp thị phạm, làm mẫu, phân tích bằng lời nói để các em hình thành khái niệm động tác trong tập luyện. Dùng phương pháp phân chia, hợp nhất để giảng dạy kĩ thuật động tác chung có kết hợp với nhạc đệm để nâng cao hiệu quả tập luyện cho các em.

Lượng vận động áp dụng cho các em trong giai đoạn này cần vừa phải, cuối buổi tập cho các em thả lỏng nghỉ ngơi tích cực.

Thời gian tập luyện cho giai đoan này là 4 tuần mỗi tuần 3 buổi, mỗi buổi 45 - 60 phút. Các bài tập sử dụng trong giai đoạn này là bài thể dục thẩm mĩ số 1 và bài thể dục thẩm mĩ số 2 (nội dung bài TDTM tham khảo phần phụ lục 3 của luận văn)

* Giai đoạn 2

Giai đoạn này nhằm mục đích tăng cường thể lực cho đối tượng nghiên cứu.

Thông qua tập luyện ở giai đoạn 1 các em đã có vồn kĩ năng vận động tốt hơn tính nhịp điệu trong tập luyện, khả năng phối hợp vận động cũng như sự chuẩn bị thể lực của các em đã được nâng lên đáng kể. Đó là tiền đề để tăng dần độ khó và lượng vận động của các bài tập ở giai đoạn này.

Giai đoạn này đề tài tiến hành trong 4 tháng, mỗi tuần 3 buổi với mỗi buổi 60 phút. chúng tôi tiến hành sử dụng các bài tập TDTM đã nêu trong phần phụ lục 3 của luận văn. Các bài tập được sử dụng chính trong giai đoạn 1 được chuyển thành bài khởi động của giai đoạn 2. Các bài tập TDTM với bục, với đệm bài thể dục nhằm mục đích phát triển các nhóm cơ được sử dụng thay đổi luân phiên kết hợp với nhạc đệm trong các bài buổi tập để tăng hứng thú cho người tập.

Một phần của tài liệu Ứng dụng bài tập thể dục thẩm mỹ trong hoạt động thể thao ngoại khóa nhằm hỗ trợ nâng cao thể lực cho nữ sinh trường Đại học Tây Bắc (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w