- Có 84,4% chuyên gia lựa chọn sử dụng các bài tập với bục thể dục trong TDTM Có 75,6%chyên gia lựa chọn sử dụng các bài tập mềm dẻo trong TDTM.
b. Lựa chọn âm nhạc cho các bài tập thể dục thẩm mỹ.
Trong thể dục thẩm mỹ, âm nhạc đã được sử dụng rộng rãi như một biện pháp rèn luyện khả năng phân tích âm thanh và biểu hiện xúc cảm bài tập. Âm nhạc là cầu nối các vận động thể dục thể thao thành những liên kết vận động mang đậm tính nghệ thuật, thẩm mỹ và mang đến nhiều cảm xúc cho người tập.
Âm nhạc không chỉ xem như một phương tiện điều khiển đơn giản mà còn là điều kiện chi phối hiệu quả của bài tập cũng như một phương tiện giáo dục thẩm mỹ cho người tập. Với những tiết tấu và giai điệu của bản nhạc gây kích thích tập luyện cho người tập giúp cho người tập có sự hứng thú trong tập luyện dễ tiếp thu và lĩnh hội động tác hơn. Phản xạ có điều kiện này được kiến lập tạo điều kiện cho khả năng điều chỉnh động tác, giảm bớt sự mệt mỏi và cho phép kéo dài thời gian thực hiện bài tập. Tóm lại việc lựa chọn âm nhạc phù hợp với bài tập phải dựa trên cơ sở cấu trúc bài tập (ví dụ: Phần khởi động cần nhịp lượng âm nhạc ở mức độ vừa
phải, hâm nóng cơ thể dẫn đến sự vận động thích nghi trong phần thực hiện cơ bản. Phần cơ bản: Âm nhạc có nhịp điệu nhanh rõ ràng gây kích thích hưng phấn và điều kiện động tác chính xác, phần kết thúc bài tập: Âm nhạc mang tính chất nhẹ nhàng từ từ và thả lỏng, nhịp nhạc chậm vừa đưa cơ thể dần về trạng thái ban đầu).
Âm nhạc chọn để thực hiện trong bài tập có tiết tấu nhịp điệu rõ ràng giúp cho việc tiếp thu động tác của người tập được thuận lợi.