Đặc điểm sinh lí lứa tuổi 18 –

Một phần của tài liệu Ứng dụng bài tập thể dục thẩm mỹ trong hoạt động thể thao ngoại khóa nhằm hỗ trợ nâng cao thể lực cho nữ sinh trường Đại học Tây Bắc (Trang 31 - 35)

Tuổi 15 – 18 tuổi thời kì dậy thì kết thúc, về hình thái và chức năng, cơ thể đã phát triển và căn bản hoàn thiện. Tuổi 19 – 22 cơ thể bước vào tuổi trưởng thành.

* Hệ thần kinh:

Các biểu hiện cơ bản của hoạt động thần kinh cao cấp hoàn thiện, hệ thống tín hiệu thứ hai phát triển mạnh và có ưu thế so với hệ thống tín hiệu thứ nhất. Khả năng tư duy, phân tích tổng hợp, trừu tượng hóa và khả năng giao tiếp hàng ngày càng được hoàn thiện, làm sự nhận thức mở rộng. Độ linh hoạt của các loại hình hoạt động thần kinh thể hiện ra rõ rệt. Sự phối hợp động tác đạt được bởi kĩ xảo.

* Trao đổi chất và năng lượng:

Đặc điểm chính của lứa tuổi này là sự phát triển hình thành cơ thể ở lứa tuổi này diễn ra chậm. Nhu cầu về đường, đạm, mỡ, nước, muối khoáng ít hơn so với tuổi dậy thì. Sự trao đổi đường tốt hơn, cơ thể người trưởng thành có thể huy động nguồn đường dự trữ nhanh hơn và duy trì cường độ cao trong hoạt động, tuổi này đường huyết giảm chậm hơn trong

tập luyện và thi đấu thể thao căng thẳng. Nhu cầu về nước ở lứa tuổi 18 là 40 – 50g/1kg trọng lượng/ngày. Trong khi ở trẻ em 6 – 8 tuổi nhu cầu về nước là 100 – 110g/1kg/ngày; 14 tuổi là 70 – 80g/1kg/ngày. Nước chiếm gần 80% trọng lượng cơ thể trẻ em và giảm dần đến 68 – 72% ở lứa tuổi trưởng thành.

Trao đổi năng lượng trong điều kiện yên tĩnh (chuyển hóa cơ sở) giảm hơn ở trẻ em, ở lứa tuổi chuyển hóa cơ sở trung bình bằng 3,5 Kcal/m2/giờ; 10 tuổi 4,6 Kcal/m2/giờ; 15 tuổi 4,2 Kcal/m2/giờ; 20 tuổi 3,8 Kcal/m2/giờ.

* Hệ vận động

+ Hệ xương: Lứa tuổi sinh viên, xương và khớp bắt đầu ổn định, đến sau lứa tuổi 20 – 25 xương có thể cốt hóa hoàn toàn, xương không thể phát triển thêm nữa, chiều cao cơ thể có thể cao thêm vài cm do sự phát triển của các tổ chức sụn đệm giữa các khớp xương. Các tổ chức sụn này xẹp lại ở vào lứa tuổi 38 – 40 và cũng làm cho chiều cao cơ thể giảm đi vài cm. Như vậy, có thể nói tuổi 20 – 25 là “thời điểm chiều cao cơ thể cao nhất” (Nguyễn Quang Quyền, Đỗ Xuân Hợp).

+ Hệ cơ: Cùng với lứa tuổi, khối lượng cơ tăng dần, tuy nhiên sự tăng trưởng cơ không đều, trong 15 năm đầu, sự tăng trưởng của cơ vào khoảng 9%, còn 2 – 4 năm sau là 12%, ở người trưởng thành là 40%. Từ 4 – 20 tuổi khối lượng cơ tăng lên 7 – 8 lần, sức mạnh tối đa của các nhóm cơ khác tăng 9 – 14 lần. Các cơ lớn phát triển tương đối nhanh, các cơ co phát triển chậm hơn các cơ duỗi, đặc biệt các cơ duỗi ở nữ.

+ Hệ tuần hoàn: Đã phát triển và hoàn thiện:

Buồng tim cũng phát triển tương đối hoàn thiện. Các kích thước tuyệt đối cũng như tương đối của tim ở mức cao hơn trẻ em.

Ví dụ: Trẻ em 1 tuổi có trọng lượng tim tuyệt đối khoảng 41g; 8 – 10 tuổi 96g; 15 tuổi 200g và 18 – 20 tuổi khoảng 300g.

Tần số co bóp của tim ở người trưởng thành giảm hơn trẻ em. Ở trẻ em sơ sinh 135 – 140 lần/phút, đến 14 – 16 tuổi tần số này giảm còn 70 – 80 lần/phút, lứa tuổi 18 – 20 của nữ khoảng 75 – 85 lần/phút.

Phản ứng của hệ tuần hoàn trong vận động tương đối rõ ràng, nhưng sau vận động lớn mạch và huyết áp hồi phục nhanh chóng. Thể tích phút của dòng máu tính trên 1kg trọng lượng giảm dần (thể tích phút giảm tương đối) theo lứa tuổi. Khi 8 tuổi chỉ số này khoảng 85 – 90 ml/1kg trọng lượng; khi 15 tuổi chỉ số này vào khoảng 79 ml/1kg trọng lượng. Tuổi trưởng thành giảm xuống 60 ml/1kg trọng lượng.

Thể tích tâm thu tối đa ở 8 – 9 tuổi là 70 ml; 10 – 11 tuổi là 100ml, lứa tuổi trưởng thành là 120 – 140ml. Trong các hoạt động căng thẳng thể tích phút của lứa tuổi 18 – 22 có thể đạt tới mức 24 – 28 lít/phút.

Huyết áp tăng dần cùng với lứa tuổi, huyết áp tối đa ở trẻ em sơ sinh là 65 – 70 mmHg; Khi 15 tuổi sẽ tăng lên khoảng 100 – 110 mmHg; ở người trưởng thành là 110 – 130mmHg. Huyết áp tối thiểu ở trẻ 1 tuổi chỉ khoảng 35 – 40 mmHg; đến 15 -16 tuổi tăng 80 – 95 mmHg; ở người trưởng thành là khoảng 70 – 90 mmHg. Sự tăng huyết áp trong hoạt động thể lực ở tuổi này tốt hơn so với trẻ em bởi hoạt động thể lực làm tăng huyết áp. Ví dụ: Trong hoạt động với công suất tối đa, huyết áp tối đa của trẻ em 10 – 11 tuổi tăng 30 – 32 mmHg; trong khi ở lứa tuổi 18 – 22 tăng trung bình khoảng 50 mmHg.

* Hệ hô hấp:

Đã phát triển tương đối hoàn thiện.

Tần số hô hấp giảm hơn ở trẻ em, tần số hô hấp ở trẻ 7 – 8 tuổi giảm là 20 – 25 lần/phút và giảm dần ở tuổi trưởng thành khoảng 16 – 20 lần/phút.

Độ sâu hô hấp (không khí lưu thông) ở trẻ em 7 – 8 tuổi vào khoảng 160 – 280 ml; trong khi đó ở tuổi trưởng thành vào khoảng 450 – 500ml, tức là gấp 2 – 3 lần.

Dung tích sống của nữ vào khoảng 2800ml, cao hơn so với trẻ em. Tuy nhiên nếu dung tích sống tương đối, tức là dung tích sống/1kg trọng lượng cơ thể thì trẻ em có chỉ số cao hơn của người trưởng thành. Ví dụ: trẻ em tuổi 14 có dung tích sống tương đối là 120ml/1kg trọng lượng; trong khi ở người trưởng thành là 80ml/1kg trọng lượng. Thông khí phổi vào khoảng 9 – 19 lít. Trong hoạt động thông khí phổi tối đa là 140 – 160 lít/phút, cao hơn so với trẻ em.

Hấp thụ oxy trong yên tĩnh của người trưởng thành cao hơn so với trẻ em. Trẻ em chịu đựng thiếu oxy kém hơn, vì vậy thời gian nín thở ngắn hơn so với người trưởng thành. Ở trẻ em 10 – 11 tuổi hấp thụ oxy trong hoạt động thể lực tăng lên 10 lần so với mức chuyển hóa cơ sở, trong khi người trưởng thành có thể tăng 15 – 16 lần.

* Hệ máu

Khối lượng máu tỉ lệ với trọng lượng cơ thể của người trưởng thành thấp hơn ở trẻ em, lượng máu của nam nhiều hơn nữ. Lượng hồng cầu cũng thấp hơn ở trẻ em. Ở trẻ em 1 tuổi 1mm3 có khoảng 5 – 6,5 triệu hồng cầu, sau đó số lượng hồng cầu giảm dần, lượng hồng cầu của người trưởng thành nữ khoảng 4,6 triệu/1mm3 máu. Bạch cầu trong máu của người trưởng thành cũng ít hơn so với trẻ em. Bạch cầu trong máu ở trẻ sơ sinh khoảng 10.000 – 15.000/1mm3

máu, sau đó cũng giảm dần và ở người trưởng thành khoảng 6000 – 8000/1mm3

máu. Hoạt động cơ bắp làm cho hệ máu có những thay đổi nhất định. Sau thời gian tập luyện lâu dài và căng thẳng, độ nhớt của máu ở người trưởng thành thấp hơn so với trẻ em. Sau các hoạt động với thời gian ngắn, lượng hồng cầu của trẻ em tăng ít hơn (8 – 13%); còn sau các hoạt động kéo dài lại giảm đi và hồi phục chậm hơn người trưởng thành.

Một phần của tài liệu Ứng dụng bài tập thể dục thẩm mỹ trong hoạt động thể thao ngoại khóa nhằm hỗ trợ nâng cao thể lực cho nữ sinh trường Đại học Tây Bắc (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w