Lựa chọn lượng vận động trong bài thể dục thẩm mỹ:

Một phần của tài liệu Ứng dụng bài tập thể dục thẩm mỹ trong hoạt động thể thao ngoại khóa nhằm hỗ trợ nâng cao thể lực cho nữ sinh trường Đại học Tây Bắc (Trang 55 - 57)

- Có 84,4% chuyên gia lựa chọn sử dụng các bài tập với bục thể dục trong TDTM Có 75,6%chyên gia lựa chọn sử dụng các bài tập mềm dẻo trong TDTM.

c. Lựa chọn lượng vận động trong bài thể dục thẩm mỹ:

Lượng vận động trong các bài tập thể lực là mức độ tác động của chúng đối với cơ thể, thông qua lượng vận động của bài tập xác định được định lượng động tác của bài tập thể lực.

Cũng như các bài tập thể dục thể thao, hiệu quả của bài tập thể dục thẩm mỹ phụ thuộc rất nhiều vào sự xác định và thực hiện lượng vận động hợp lý.

Trong quá trình vận động sự tiêu hao và quá trình bù đắp năng lượng cho cơ thể tập luyện là hai quá trình mang tính song song trong sự chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.

Bài tập gây những tác động đến biến đổi lên người tập ở những mức độ khác nhau: Nhỏ, trung bình, lớn hoặc quá lớn.

Lượng vận động bài tập mang tính chất đặc trưng cho đặc điểm và trình độ tập luyện của người tập. Với cùng một bài tập song mức độ thực hiện với từng đối tượng tập luyện khác nhau phản ánh lượng vận động rất khác nhau – có thể với người này thì lượng vận động đó là phù hợp nhưng với người khác thì lượng vận động đó lại có thể lớn hoặc quá lớn.

Lượng vận động rất cần được tiến hành theo nguyên tắc phù hợp và nguyên tác tăng tiến với từng cá nhân mỗi người. Lượng vận động có phù hợp đối với người tập thì hiệu quả, tác dụng bài tập mới cao. Do vậy việc

sử dụng và điều chỉnh lượng vận động hợp lý theo mục đích của bài tập, buổi tập và chu kỳ tập luyện của mỗi người được coi là nguyên tắc huấn luyện thể dục thẩm mỹ.

Lượng vận động của bài tập trước hết được xác định thông qua thời gian thực hiện các phần trong buổi tập. Tỷ lệ thời gian trong các phần được chia theo tỷ lệ: 20% 70% 10%÷ ÷ .

Một trong những chỉ số đánh giá lượng vận động có thích hợp hay không là tần số mạch đập của người tập luyện đạt từ 65 – 90% so với mạch tối đa cho phép (để tính mạch tối đa lấy 220 trừ đi tuổi người tập).

Và để biết được mạch thích hợp trong tập luyện thì tính 70 – 80% của mạch tối đa – Số tính được sẽ là mạch trong một phút mà người tập cần đạt tới.

Ví dụ: Với sinh viên nữ 18 tuổi – mạch tối đa sẽ được tính là: 220 – 18 = 202 (lần/phút)

Và với 70% mạch tối đa sẽ là: 202 x 70 141

100 = (lần/ phút). Với 80% mạch tối đa sẽ là =171 lần/ phút

Vậy mạch thích hợp trong tập luyện của các em ở độ tuổi 18 được phép giao động từ 141 - 171 lần/ phút.

Trong quá trình tập luyện thể dục thẩm mỹ – giáo viên phải hướng dẫn người tập phương pháp đo mạch tự kiểm tra bằng cách đo mạch trước và sau buổi tập (đo trong 10 giây đó nhân với 6 để tìm ra mạch 1 phút).

3.2. Lựa chọn hệ thống bài tập thể dục thẩm mỹ nhằm hỗ trợ nâng cao thể lực cho nữ sinh trường Đại học Tây Bắc. thể lực cho nữ sinh trường Đại học Tây Bắc.

Để lựa chọn bài tập TDTM cho nữ sinh trường Đại học Tây Bắc đạt hiệu quả cao nhất, có tính khách quan cũng như để phù hợp với điều kiện tập luyện tại trường đề tài tiến hành tham khảo tài liệu của các chuyên gia

trong lĩnh vực TDTM, các băng hình của các chuyên gia thẩm mỹ hiện nay, các chuyên gia tại các Câu lạc bộ TDTM để lựa chọn các bài tập thích hợp nhằm thu được hiệu quả cao nhất trong quá trình giảng dạy TDTM. Đề tài tiến hành phỏng vấn bằng phiếu về lựa chọn các dạng bài tập TDTM cho nữ sinh trường Đại học Tây Bắc số phiếu phát ra là 45 số phiếu thu về là 45. Kết quả chi tiết được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Kết quả phỏng vấn các chuyên gia lựa chọn các dạng bài tập TDTM cho nữ sinh trường Đại học Tây Bắc (n=45)

Stt Các dạng bài tập TDTM Số người lựa chọn Tỉ lệ %

1 Các bước di chuyển cơ bản 45 1002 Tổ hợp các động tác phối hợp vũ đạo, chân, tay,

Một phần của tài liệu Ứng dụng bài tập thể dục thẩm mỹ trong hoạt động thể thao ngoại khóa nhằm hỗ trợ nâng cao thể lực cho nữ sinh trường Đại học Tây Bắc (Trang 55 - 57)