Lựa chọn động tác của bài tập.

Một phần của tài liệu Ứng dụng bài tập thể dục thẩm mỹ trong hoạt động thể thao ngoại khóa nhằm hỗ trợ nâng cao thể lực cho nữ sinh trường Đại học Tây Bắc (Trang 53 - 54)

- Có 84,4% chuyên gia lựa chọn sử dụng các bài tập với bục thể dục trong TDTM Có 75,6%chyên gia lựa chọn sử dụng các bài tập mềm dẻo trong TDTM.

a. Lựa chọn động tác của bài tập.

Bài tập thể dục nhịp điệu được xây dựng trên cơ cấu một hệ thống các động tác mang tính liên hoàn nhịp điệu.

Các động tác trong bài tập khi được lựa chọn cần phải dựa vào tính chất, mục đích của bài tập, đồng thời phải dựa trên sự cá biệt hóa chiếu cố đặc điểm của người tập.

Mỗi động tác được lựa chọn khi đưa vào trong bài tập thể dục nhịp điệu phải mang tính liên hoàn (sự kết thúc của động tác này là sự kế thừa cho việc chuyển tiếp của động tác tiếp theo).

Các động tác trong hệ thống bài tập thể dục rất phong phú và đa dạng. Các động tác trong thể dục nhịp điệu không nhất thiết phải đảm bảo tuyệt đối chính xác tính cơ bản, nhưng phải tạo ra được những biên độ, tốc độ chuẩn xác có tính liên kết trong hệ thống bài tập liên hoàn phụ hợp với âm nhạc.

Mỗi động tác trong bài tập có mục đích tác động chọn lọc lên từng bộ phận cơ thể - phục vụ nhu cầu mục đích làm đẹp hình thể. Việc phân chia và xây dựng chu trình động tác, số lần lặp lại và mức độ dùng sức và nhịp điệu vận động đều là những yếu tố cần phải được xác định hợp lý mới đảm bảo được hiệu quả bài tập. Theo quan điểm khoa học, đặc điểm các

động tác được phân tích theo loại cấu trúc: Cấu trúc chuyển động là hình dáng của động tác trong không gian và sự thay đổi hình dáng đó theo thời gian. Thứ hai là cấu trúc về lực là tổng thể các lực bên trong và bên ngoài có tác dụng làm chuyển đổi chuyển động của thân thể và các bộ phận thân thể để tạo lên động tác. Thứ ba là cấu trúc nhịp điệu là một mặt rất quan trọng trong cấu trúc động tác thể hiện tổng hợp cả về không gian, thời gian và lực của động tác. Do vậy bài tập muốn có sự hợp lý giữa nhịp điệu âm nhạc với động tác cần phải được xây dựng bài tập trên một cơ cấu các động tác hợp lý với những tác động cụ thể phù hợp với từng đối tượng.

Tóm lại tính hợp lý của bài tập được thể hiện ở chỗ: Gồm những động tác có chủ định theo mục đích bài tập, có kết cấu động tác đa dạng và phong phú, huy động được các khả năng dùng sức và khả năng phối hợp vào quá trình hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Ứng dụng bài tập thể dục thẩm mỹ trong hoạt động thể thao ngoại khóa nhằm hỗ trợ nâng cao thể lực cho nữ sinh trường Đại học Tây Bắc (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w