Các chủ thể tham gia quan hệ lao độngvà cơ chế tương tác trong quan

Một phần của tài liệu 20_ NGO THI PHUONG LIEN (Trang 25 - 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.3.Các chủ thể tham gia quan hệ lao độngvà cơ chế tương tác trong quan

trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp

1.1.3.1. Các chủ thể tham gia quan hệ lao động tại doanh nghiệp và nhận thức của các chủ thể về quan hệ lao động

Theo tác giả Nguyễn Thị Minh Nhàn: ỘChủ thể quan hệ lao động được hiểu là cá nhân, tổ chức có tắnh đại diện tham gia vào quá trình tương tác của quan hệ lao độngỢ [19].

Còn theo tác giả Nguyễn Duy Phúc: ỘCác chủ thể của quan hệ lao động được hiểu là các nhóm lợi ắch chắnh trong quan hệ lao độngỢ [21]. Ở cấp doanh nghiệp có hai nhóm chủ thể chắnh là NLĐ (hoặc tổ chức đại diện của họ) và NSDLĐ.

Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao độngỢ [22]. Khi tham gia QHLĐ thông qua việc ký hợp đồng lao động với NSDLĐ, NLĐ phải có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ quy định trong hợp đồng. Ngoài ra NLĐ cũng tuân thủ pháp luật lao động của Nhà nước, nội quy quy chế của Công ty.

NLĐ là thành phần không thể thiếu để doanh nghiệp tồn tại. Do đó trạng thái QHLĐ trong doanh nghiệp như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của NLĐ về QHLĐ, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Nhận thức ấy được thể hiện ở: nhận thức về lợi ắch thực sự của NLĐ, kiến thức pháp luật lao động và trình độ nhận thức của NLĐ về QHLĐ.

Tổ chức đại diện NLĐ:

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đắch bảo vệ quyền và lợi ắch hợp pháp, chắnh đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệpỢ [23]. Trong QHLĐ tại doanh nghiệp, công đoàn cơ sở đại diện tập thể NLĐ thỏa thuận, đàm phán, ký kết với NSDLĐ thỏa ước lao động tập thể; tham gia ý kiến với NSDLĐ về nội quy lao động; kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ chắnh sách cho NLĐ trong doanh nghiệp, phát hiện kịp thời những mâu thuẫn, những nguy cơ xảy ra tranh chấp lao động; phối hợp với NSDLĐ để xây dựng các biện pháp phòng ngừa tranh chấp lao động, tổ chức và lãnh đạo đình công khi thương lượng bất thành. Việc tổ chức và lãnh đạo đình công của công đoàn phải diễn ra theo đúng thủ tục, quy trình mà pháp luật quy định. Mặt khác công đoàn phải thực sự làm tốt chức năng đại diên, chăm lo, bảo vệ quyền lợi ắch hợp pháp chắnh đáng cho đoàn viên và NLĐ.

Chủ thể thứ hai là người sử dụng lao động.

NSDLĐ là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng NLĐ làm việc cho mình theo thỏa thuậnỢ [22]. Đây là chủ thể tắch cực và chủ động nhất của QHLĐ. Theo quy định thì NSDLĐ có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và những thỏa thuận, cam kết với NLĐ, đảm bảo quyền, lợi ắch cho NLĐ, làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển về sản xuất kinh doanh.

Cũng giống như chủ thể thứ nhất là NLĐ thì nhận thức của NSDLĐ về QHLĐ có tác động sâu sắc đến trạng thái QHLĐ tại doanh nghiệp. Nếu NSDLĐ có nhận thức đúng đắn về mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, lợi ắch lâu dài của NLĐ, hiểu biết đầy đủ và có khả năng thực thi pháp luật lao động, có năng lực thiết lập và duy trì QHLĐ lành mạnh thì lợi ắch của cả hai bên được đảm bảo, cân bằng.

1.1.3.2. Cơ chế tương tác trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp

Các chủ thể tham gia vào quá trình tương tác với nhau hình thành nên cơ chế tương tác. ỘCơ chế tương tác trong QHLĐ là hệ thống các yếu tố tạo cơ sở, đường hướng hoạt động cho các chủ thể QHLĐ và quá trình tương tác giữa các chủ thể đóỢ[19].

Theo tác giả Nguyễn Thị Minh Nhàn: ỘCơ chế hai bên trong quan hệ lao

động là hệ thống các yếu tố tạo cơ sở, đường hướng hoạt động cho hai chủ thể trong quan hệ lao động bao gồm người lao động (hoặc tổ chức đại diện cho người lao động) và người sử dụng lao động (hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động) và quá trình tương tác trực tiếp giữa hai chủ thể đóỢ [19].

Theo khái niệm nêu trên thì cơ chế tương tác trong QHLĐ tại doanh nghiệp là cơ chế tương tác trực tiếp giữa hai chủ thể của QHLĐ là NSDLĐ và tổ chức đại diện NLĐ.

Cơ chế hai bên có các hình thức tương tác là: đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, tranh chấp lao động và đình công.

Một phần của tài liệu 20_ NGO THI PHUONG LIEN (Trang 25 - 28)