Phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động

Một phần của tài liệu 20_ NGO THI PHUONG LIEN (Trang 33 - 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.4.Phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động

1.2.4.1. Tranh chấp lao động, phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao độngTranh chấp lao động là những là những bất đồng liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ắch giữa các bên trong quan hệ lao độngỢ [19].

Dù nguyên nhân tranh chấp lao động xuất phát từ phắa nào đi nữa thì nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái của quan hệ lao động trong doanh nghiệp. Dưới góc độ tiêu cực, nó gây ra những thiệt hại đối với cả NLĐ và NSDLĐ như thời gian, sức khỏe, việc làm, thu nhập, cơ hội thăng tiến, năng suất lao động, lợi nhuận, danh tiếng, thương hiệuẦ, thậm chắ nếu nó xảy ra

tại những doanh nghiệp lớn còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, sự ổn định về chắnh trị xã hội, an ninh trật tự của địa phương. Do vậy cách tốt nhất vẫn là Ộphòng hơn chữaỢ.

Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp không thể không quan tâm đến phòng ngừa tranh chấp lao động. Các biện pháp phòng ngừa tranh chấp lao động phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời trước tiên từ cấp doanh nghiệp.

Còn khi tranh chấp lao động đã xảy ra buộc các bên phải giải quyết theo đúng trình tự, quy trình, thực hiện các nguyên tắc theo pháp luật quy định.

1.2.3.2. Đình công, ngăn ngừa và giải quyết đình công

Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạoỢ [22].

Công đoàn cơ sở có quyền tiến hành tổ chức và lãnh đạo đình công khi Ộhòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải; Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao độngỢ[22].

Cũng tương tự như tranh chấp lao động, giải pháp tốt nhất để ngăn ngừa đình công là tắch cực phát huy vai trò của công đoàn đàm phán thương lượng với NSDLĐ để công ty thực thi những chắnh sách mang lại lợi ắch chắnh đáng cho NLĐ vì suy cho cùng hầu hết mọi tranh chấp đều là tranh chấp về lợi ắch. Còn khi đàm phán, thương lượng không thành, công đoàn cơ sở phải tổ chức và lãnh đạo đình công theo đúng luật định. Giải quyết đình công là nhiệm vụ của công đoàn cấp trên cơ sở.

1.3. Tiêu chắ đánh giá quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 20_ NGO THI PHUONG LIEN (Trang 33 - 35)