7. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể
1.2.2.1. Thương lượng tập thể
ỘThương lượng tập thể là việc đàm phán, thỏa thuận giữa một bên là một hoặc nhiều tổ chức đại diện người lao động với một bên là một hoặc nhiều người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn địnhỢ [22].
Thương lượng tập thể là một hình thức đối thoại xã hội đặc biệt và cao nhất giữa tập thể NLĐ (tổ chức đại diện NLĐ) và NSLĐ về các vấn đề mà một trong hai bên quan tâm có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của họ. Mục đắch của thương lượng là đi đến sự cam kết của các bên liên quan.
Các nội dung mà một trong hai bên lựa chọn để đàm phán, thương lượng đúng luật đều là các vấn đề quan trọng xoay quanh lợi ắch của NLĐ. Các bên khi tiến hành tổ chức thương lượng phải đảm bảo đúng quy trình, nhất là khoảng cách thời gian giữa từng bước.
1.2.2.2. Ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể
Thông qua công đoàn là tổ chức đại diện NLĐ trong doanh nghiệp thương lượng với NSDLĐ, NLĐ có thể xác định một cách tập thể những điều kiện có lợi hơn so với quy định của pháp luật lao động, góp phần điều hòa lợi ắch giữa các bên, hạn chế cạnh tranh không cần thiết, tạo ra mối quan hệ hài hòa giữa NLĐ với NSDLĐ.
Một bản TƯLĐTT được ký kết đúng quy trình, thủ tục trên nguyên tắc tự do thương lượng, bình đẳng, tôn trọng, hợp tác, thiện chắ giữa các bên, được điều chỉnh khi cần thiết với vai trò của NLĐ là người có quyền quyết định thông qua thỏa ước, với những nội dung quy định mang lại cho NLĐ nhiều lợi ắch hơn so với luật là cơ sở để thiết lập và phát triển QHLĐ trong doanh nghiệp.