Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 20_ NGO THI PHUONG LIEN (Trang 41 - 42)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

1.4.2.1. Chắnh sách pháp luật của Nhà nước về xây dựng quan hệ lao động

Văn bản pháp luật cao nhất của Nhà nước là Hiến pháp nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đưa ra điều liên quan đến QHLĐ, khẳng định rõ tắnh ưu việt của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đảm bảo công bằng trong cách tiếp cận đến QHLĐ của các chủ thể tham gia. Đây cũng là một trong những điểm mới của Hiến pháp 2013 so với các bản Hiến pháp trước đây là Nhà nước xác định nhiệm vụ không chỉ chú trọng bảo vệ quyền và lợi ắch hợp pháp của NLĐ mà cả NSDLĐ.

Văn bản pháp lý quan trọng nhất điều chỉnh QHLĐ là Bộ luật Lao động. Trong nội dung của Bộ luật lao động có một số vấn đề cốt lõi của QHLĐ được nêu lên như: Quy định về hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể, tranh chấp lao động.

1.4.2.2. Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế của quốc gia và địa phương ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng QHLĐ trong doanh nghiệp. Nó có thể tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy QHLĐ lành mạnh nhưng cũng có thể là tác nhân làm cho QHLĐ trong doanh nghiệp trở nên kém lành mạnh. Đơn giản là ở một đất nước có nền kinh tế phát triển, địa phương có chắnh sách thu hút vốn của nước ngoài thì các doanh nghiệp cũng làm ăn khấm khá, thu lợi nhuận cao, NLĐ có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, chọn nơi làm việc và hưởng mức lương mà họ mong muốn, lợi ắch hai bên được đảm bảo hài hòa, cân bằng, tranh chấp lao động ắt xảy ra. Ngược lại khi kinh tế đất nước suy thoái, doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tìm cách cắt giảm những lợi ắch của NLĐ thì nguy cơ cao là tắnh hài hòa, ổn định của QHLĐ trong doanh nghiệp sẽ bị phá vỡ.

1.4.2.3. Thị trường lao động

Thị trýờng lao động và QHLĐ là hai mặt không thể tách rời nhau của hoạt động thuê mýớn lao động. Khi tắnh cạnh tranh giữa các quốc gia, các tổ chức kinh tế, các tập đoàn, các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt đã tác động sâu sắc đến thị trýờng lao động, làm cho thị trýờng lao động có những biến động lớn và vô cùng phức tạp. Riêng ở Việt Nam, mỗi nãm có hõn 1 triệu ngýời lao động tham gia vào thị trýờng lao động. Vì thế khi thị trýờng lao động có những biến động phức tạp tất yếu làm nảy sinh các vấn đề mới trong QHLĐ. Nếu cõ chế týõng tác QHLĐ không tốt, những vấn đề mới nảy sinh sẽ phá vỡ QHLĐ trong doanh nghiệp.

Tãng trýởng và chuyển dịch cõ cấu kinh tế là xu thế tất yếu của mọi nền kinh tế. Do vậy những xáo trộn cung cầu trên thị trýờng cũng là tất yếu nảy sinh. Hệ quả là dý thừa hay thiếu hụt lao động xảy ra cục bộ trong một ngành hay một vùng. Điều này làm thay đổi nhanh chóng vị thế của các bên trong đàm phán, thýõng lýợng. Các điểm cân bằng mới về tiền lýõng và các điều kiện lao động khác sẽ dần đýợc thiết lập.

1.4.2.4. Tổ chức hòa giải, trọng tài, thanh tra và tòa án lao động

Tổ chức hòa giải, trọng tài, thanh tra và tòa án lao động là các cơ quan, tổ chức nằm trong hệ thống các thiết chế QHLĐ. Tất cả các cơ quan, tổ chức này đều có vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp lao động cũng như phòng ngừa tranh chấp lao động tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan. Năng lực hoạt động của các cơ quan sẽ quyết định kết quả của giải quyết tranh chấp lao động, phòng ngừa tranh chấp, từ đó ảnh hưởng đến trạng thái của QHLĐ trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 20_ NGO THI PHUONG LIEN (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w