Tăng cường đối thoại và đề cao thương lượng tại Công ty

Một phần của tài liệu 20_ NGO THI PHUONG LIEN (Trang 94 - 97)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3.Tăng cường đối thoại và đề cao thương lượng tại Công ty

ty Đối với hoạt động đối thoại tại doanh nghiệp:

- Đa dạng hóa các kênh đối thoại tại doanh nghiệp: Do đặc thù của doanh nghiệp là số lượng lao động rất lớn nên Công ty nên linh hoạt trong việc thiết lập và sử dụng các kênh đối thoại cho phù hợp với nội dung đối thoại, thời điểm đối thoại, đối tượng đối thoại. Chẳng hạn như hội họp, báo cáo, biên bản, thư ngỏ, tờ tin lưu hành nội bộ, đặt câu hỏi cho người lãnh đạo cao nhất. Đặc biệt nên chủ động tổ chức các cuộc họp, gặp mặt, tiếp xúc trao đổi trực tiếp hàng tuần, hàng tháng giữa Giám đốc Công ty với NLĐ, giữa Giám đốc với BCH Công đoàn, giữa Công đoàn với NLĐ để thông tin hai chiều. Qua những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc như này NLĐ có cơ hội nắm bắt thông tin cần thiết về kế hoạch, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, về những quy định, chắnh sách lao động của Công ty từ đó thực hiện khẩn trương, kịp thời. Mặt khác, qua các cuộc họp, gặp mặt trực tiếp với Giám đốc Công ty hoặc công đoàn, NLĐ vừa được nghe các thông tin phản hồi về hiệu quả việc làm của mình qua những phản ánh trung thực và thường xuyên từ cấp trên và đồng nghiệp, từ đó họ biết phát huy điểm mạnh, khắc phục nhược điểm; vừa là dịp để nêu các kiến nghị, yêu cầu. NSDLĐ có cơ hội tham vấn ý kiến của NLĐ và tổ chức công đoàn một cách khách quan, công khai, minh bạch để từ đó đưa ra các quyết sách chắnh xác đúng đắn, đặc biệt là những quy định, chắnh sách liên quan đến quyền lợi của NLĐ trong Công ty. Trong

thời đại công nghệ 4.0, một hình thức trao đổi thông tin nhanh chóng, hiệu quả giữa NSDLĐ với NLĐ là thiết lập cổng thông tin điện tử chắnh thức của Công ty và mạng xã hội (zalo, facebook, fanpage). Hiện nay những kênh thông tin này Công ty đều chưa sử dụng.

- Thẳng thắn, công khai, cởi mở với NLĐ trong việc chia sẻ thông tin, gần gũi thân thiện với NLĐ, tạo điều kiện để NLĐ tham gia các diễn đàn đóng góp ý kiến, mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề của doanh nghiệp cũng như những nội dung có liên quan trực tiếp đến NLĐ.

- Tổ chức tham khảo lấy ý kiến của NLĐ phải được tiến hành một cách thực chất, tránh mang tắnh hình thức. Muốn như vậy cần triển khai về từng đơn vị, bộ phận và giao cho cán bộ quản lý ở đơn vị, bộ phận đó vừa tắch cực tham gia vừa động viên, khắch lệ NLĐ tham gia.

Đối với hoạt động thương lượng, ký kết TƯLĐTT:

- Trước tiên các chủ thể QHLĐ cần thay đổi nhận thức về thương lượng tập thể và xác định đúng vị trắ, vai trò của mình trong thương lượng. Điều này là vô cùng quan trọng bởi vì dường như cả tổ chức đại diện NLĐ lẫn NSDLĐ trong doanh nghiệp đều đang xem nhẹ thương lượng tập thể. Về phắa NSDLĐ thì tự mặc định vị trắ tối cao của mình trong doanh nghiệp nên thương lượng chỉ được tổ chức về mặt hình thức cho có lệ để đối phó trước yêu cầu của thanh tra hoặc yêu cầu của khách hàng đối tác, trong khi mọi quy định, chắnh sách về lao động đều được Công ty quyết định từ trước. Bản thân NLĐ và tổ chức công đoàn lại luôn tự nhận ở vị trắ yếu thế hơn so với NSDLĐ nên không bao giờ chủ động trong việc lựa chọn nội dung để thương lượng với NSDLĐ. Để thương lượng được tiến hành đúng với thực chất, công đoàn thông qua việc gần gũi với quần chúng, lắng nghe tâm tư, ý kiến phản ánh bức xúc của NLĐ, am hiểu về pháp luật lao động phải phát hiện kịp thời những điểm bất hợp lý mà Công ty đang thực hiện ảnh hưởng đến quyền lợi NLĐ để tổ chức thương lượng với NSDLĐ.

- Khi tiến hành thương lượng tập thể cần chú ý lựa chọn thời điểm tiến hành thắch hợp mới mang lại hiệu quả cao. Thông thường thương lượng tập thể sẽ được tiến hành khi thiết lập QHLĐ cá nhân, QHLĐ tập thể và nhất là trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Khi tranh chấp lao động xảy ra, nhất định phải tổ chức thương lượng để tháo gỡ những vướng mắc đi đến thỏa thuận, thống nhất chung của hai bên về một vấn đề nào đó nhằm phục hồi trạng thái hài hòa, ổn định của QHLĐ trong doanh nghiệp.

- Cần xây dựng quy trình thương lượng tập thể theo luật định và phổ biến công khai đến NLĐ để họ nắm rõ khi cần thương lượng các vấn đề liên quan đến QHLĐ.

Thương lượng tập thể còn là một nghệ thuật. Nên khi tiến hành thương lượng cần lưu ý một số điểm sau đây:

+ Thứ nhất, các bước trong qui trình thương lượng phải được tiến hành độc lập và có khoảng cách thời gian vừa đủ, không nên thực hiện liên tục các bước, như vậy sẽ không phát huy được vai trò của từng bước bởi ở một số bước quan trọng như tìm hiểu nắm bắt ý tưởng và quan điểm của NSDLĐ sẽ cần thời gian nhiều hơn. Nếu rút ngắn thời gian hoặc tiến hành liên tục với các bước khác sẽ khó đạt được hiệu quả cao.

+ Giai đoạn chuẩn bị bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng và thường quyết định tới 70 Ờ 80% thành công của thương lượng tập thể. Do đó cần phải lập kế hoạch chi tiết cho giai đoạn chuẩn bị thương lượng với các công việc không thể bỏ qua như: Phân tắch, xác định các vấn đề cần thương lượng; Tìm hiểu nắm bắt chắc chắn bối cảnh chung của xã hội và tình hình của doanh nghiệp; Xác định rõ các điểm giới hạn trong biên độ thương lượng (điểm bắt đầu thấp nhất cho thương lượng, phạm vi có thể nhất trắ); Dự đo án

biện pháp dự phòng tốt nhất của đối phương, mức độ linh độngvà thoả hiệp mà họ sẵn sàng thực hiện; Chuẩn bị giải pháp thay thế tốt nhất cho một thoả thuận được thương lượng; Dự kiến khả năng và mức độ sẵn sàng tạo giá trị thông qua trao đổi.

- Cần tuân thủ các nguyên tắc thương lượng tập thể để thương lượng có hiệu quả đó là: Các bên tham gia thương lượng trên tinh thần tự nguyện, hợp tác, thiện chắ, bình đẳng, công khai và minh bạch.

- Cuối cùng, các chủ thể tham gia thương lượng cần hợp tác để đi đến nâng cao chất lượng của TƯLĐTT. Khi thương lượng được các bên tiến hành đúng trình tự, thủ tục quy trình sẽ đi đến ký kết TƯLĐTT cấp doanh nghiệp. Theo báo cáo của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, tắnh đến hết tháng 10 năm 2017 đã có 27.866 bản TƯLĐTT được ký kết tại doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 21% số doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động trở lên và chiếm 53% số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn. Tuy nhiên về chất lượng của TƯLĐTT qua phân loại của 40 tỉnh thành cho thấy loại A chiếm 10.72%, loại B chiếm 16,7%, loại C chiếm 28,3%, loại D chiếm 21,57% và số TƯLĐTT không được phân loại là 23,18%. Nhiều TƯLĐTT gần như chỉ là chắnh sách của NSDLĐ hoặc là sự sao chép lại luật. Nội dung chủ yếu của TƯLĐTT là về phúc lợi xã hội như chế độ thăm hỏi, ốm đau đối với NLĐ, tiền thưởng lễ, tếtẦ Để nâng cao chất lượng của TƯLĐTT thì cả hai bên cần chủ động tập trung thương lượng các nội dung về tiền lương, phụ cấp lương vì đây là vấn đề doanh nghiệp gần như không thương lượng mà là chắnh sách chủ quan của NSDLĐ. Khi thương lượng những vấn đề này cần dựa trên nguyên tắc theo hướng đem lại nhiều điều có lợi hơn cho NLĐ so với quy định của pháp luật đồng thời đảm bảo hài hòa, cân bằng lợi ắch của cả hai bên. TƯLĐTT có chất lượng cao sẽ giảm nguy cơ xảy ra tranh chấp lao động do quyền và lợi ắch của NLĐ được bảo đảm.

Một phần của tài liệu 20_ NGO THI PHUONG LIEN (Trang 94 - 97)