Vai trò trình độ học vấn và số năm kinh nghiệm trồng đào của chủ hộ trong phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh.

Một phần của tài liệu vai trò của vốn con người đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh tại các hộ nông dân ở thị trấn cổ lễ huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 65 - 67)

- Một số nhân vật có thể nắm được thông tin chung

4.2.4Vai trò trình độ học vấn và số năm kinh nghiệm trồng đào của chủ hộ trong phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.4Vai trò trình độ học vấn và số năm kinh nghiệm trồng đào của chủ hộ trong phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh.

hộ trong phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh.

Bảng 4.4: Vai trò của trình độ học vấn và số năm kinh nghiệm đối với hiệu quả sản xuất và tiêu thụ đào cảnh

Trình độ, kinh

nghiệm Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 1-3 năm 1,72 1,91 3,18 4-8 năm 2,45 3,05 3,17 9-14 năm 0 trường Hợp 3,48 4,07

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2009 (Số liệu chi tiết: Phần phụ lục, nhóm bảng 4)

Qua bảng số liệu ta thấy:

Xét theo chiều dọc bảng, ta có nhận xét, HQKT trung bình của các nhóm hộ tăng dần theo trình độ học vấn. Cùng trình độ cấp 1 nhưng HQKT trung bình của nhóm hộ có 1-3 năm kinh nghiệm là 1,72 ở nhóm có 4-8 năm kinh nghiệm là 2,45 tương tự có cùng trình độ cấp 2 nhưng hộ có 4-8 và 9- 14 năm kinh nghiệm có HQKT trung bình là 3,05 và 3,48 còn ở nhóm hộ với 1-3 năm kinh nghiệm là 1,91. Hay ở cùng trình độ cấp 3, khi sắp xếp nhóm hộ theo số năm kinh nghiệm chiều giảm dần thì ở vị trí nhóm hộ ở vị trí đầu tiên đầu tiên vẫn có HQKT trung bình cao nhất vẫn là 4,07 kế tiếp đó 2 nhóm hộ còn lại có cùng vị trí do HQKT trung bình của mỗi nhóm là tương đương nhau cụ thể với con số 3,17 và 3,18.

Xét theo chiều ngang bảng, cũng có thể đưa ra kết luận tương tự rằng, HQKT trung bình của các nhóm hộ tăng dần theo trình độ học vấn. Khi có cùng số năm kinh nghiệm là 9-14 nhưng HQKT trung bình của nhóm hộ trình độ cấp 3 là 4,07 còn của nhóm hộ trình độ cấp 2 chỉ là 3,48. Hay nhóm có trình độ cấp 1 chỉ đạt HQKT trung bình là 2,45 còn HQKT trung bình của nhóm có trình độ cấp 2 và 3 là 3,05 và 3,17 trong khi cả ba nhóm này đều có chung 4-8 năm kinh nghiệm. Và cùng có từ 1-3 năm trồng đào song HQKT trung bình của các nhóm hộ lại có xu hướng giảm khi sắp xếp các nhóm hộ theo tiêu chí trình độ học vấn giảm dần, nhóm có trình độ cao nhất đạt HQKT trung bình cao nhất là 3,17 sau đó là đến nhóm hộ có trình độ trung bình và thấp với HQKT trung bình là 1,91 và 1,2.

Xét theo đường chéo của bảng, từ trái qua phải, HQKT trung bình của các nhóm hộ tăng theo số năm kinh nghiệm và trình độ học vấn hộ có được. Hộ có 1-3 năm kinh nghiệm và trình độ cấp 1 có HQKT trung bình là 1,72 còn con số này ở hộ có 4-8 năm kinh nghiệm và trình độ cấp 2 cũng như ở nhóm hộ có 9-14 năm kinh nghiệm và trình độ cấp 3 là 3,05 và 4,07.

Một phần của tài liệu vai trò của vốn con người đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh tại các hộ nông dân ở thị trấn cổ lễ huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 65 - 67)