Trên thế giới:

Một phần của tài liệu vai trò của vốn con người đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh tại các hộ nông dân ở thị trấn cổ lễ huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 32 - 33)

c, Các đối thủ cạnh tranh:

2.1.1.1 Trên thế giới:

Trước đây, sự giàu có, sức mạnh của một quốc gia, một dân tộc thường được hiểu đồng nghĩa với sự phong phú, giàu có của các nguồn tài lực, hoặc được đánh giá thông qua khối lượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Còn ngày nay, nhờ thành tựu to lớn của khoa học công nghệ, sự giàu có của mỗi nước không chỉ đơn giản đo bằng lượng của cải tài nguyên thiên nhiên, một nước nghèo về của cải tự nhiên vẫn có thể trở thành một nước giàu mạnh nếu ở đó có được chiến lược phát triển đúng cùng với nguồn lực con người có chất lượng cao và được khai thác hợp lý. Các nước công nghiệp mới châu Á là những chững cứ xác thực cho điều này. Các nước và vùng lãnh thổ - Hàn Quốc, Xingapo, Hồng Kông và Đài Loan (cả nước Nhật Bản trước đây) đều không có mỏ than hay mỏ sắt nhưng lại xây dựng được ngành luyện kim hùng hậu vào bậc nhất thế giới, trong khi những nước có nhiều mỏ sắt hay mỏ than (như Libêria, Ghinê, Côlômbia…) thì cho đến nay vẫn không xây dựng được công trình nào tương tự. Hay vào những năm 50 của thế kỷ trước, thu nhập bình quân/đầu người của Hàn Quốc và Ghana là tương đương, nhưng đến những năm 90, Hàn Quốc đã phát triển vượt 6 lần Sự thành công của của các nước công nghiệp mới Châu Á do nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có một nguyên nhân mang tính đặc trưng chung, đó là họ đã sớm nhận thức đúng vai trò quyết định của nguồn lực con người và đầu tư thoả đáng cho chiến lực con người, đi trước một bước về giáo dục và đào tạo, coi đó là chìa khoá của cánh cửa tăng trưởng, là điều kiện bảo đảm cho sự thắng lợi của công nghiệp hoá và đã thành công trong việc nâng cao

dân trí, coi trọng trí thức, nâng cao năng suất và chất lượng lao động bằng trí thức. Chẳng hạn, để chuẩn bị cho công nghiệp hoá, Hàn Quốc đã có kế hoạch “trí tuệ hoá” toàn dân. Nhờ vậy, ngay từ năm 1960 họ đã đạt được 100% lao động có văn hoá cấp 1, đến năm 1980 thì 94% người lao động đã tốt nghiệp cấp 2, và năm 1980 họ đã đạt được mặt bằng học vấn là 8,0 lớp; chi phí cho giáo dục của họ thường chiếm trên 20% tổng chi ngân sách. Hay ở Đài Loan, trong 30 năm từ 1952 đến 1981 tổng giá trị sản phẩm quốc dân tăng 26,4 lần nhưng chi phí cho giáo dục tăng hơn 90 lần… Có thể nói rằng, nền kinh tế của các nước và vùng lãnh thổ nay có sự phát triển nhanh phần lớn nhờ vào sự phát triển nhanh của giáo dục và khoa học kỹ thuật.

Một phần của tài liệu vai trò của vốn con người đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh tại các hộ nông dân ở thị trấn cổ lễ huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w