Sức mạnh trí tuệ của vốn con người trong điều kiện hiện nay

Một phần của tài liệu vai trò của vốn con người đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh tại các hộ nông dân ở thị trấn cổ lễ huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 25 - 29)

Kể từ khi loài người ra đời, ở mọi quá giai đoạn lịch sử, trí tuệ luôn vó vai trò to lớn đối với cuộc sống con người và sự phát triển xã hội. Để tồn tại và phát triển, con người phải hoạt động, phải tác động vào tự nhiên, cải biến tự nhiên thành của cải xã hội để thoả mãn chu cầu của mình, tức là phải lao động. Trong quá trình lao động, hoạt động của con người luôn được chỉ đạo, hướng dẫn, điều kiển bởi ý thức, đặc biệt là tri thức, vì tri thức là cái cốt lõi của ý thức, là phương thức tồn tại của ý thức. Sức mạnh của tri thức, của trí tuệ được phản ánh qua sự phát triển của lịch sử xã hội mà trước hết là ở sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ được vật chất hoá qua sự phát triển không ngừng và mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. Sự phát triển này là kết quả của chính hoạt động có ý thức của con người được tích luỹ qua các thế hệ. Nói cách khác, lực lượng sản xuất càng phát triển hiện đại bao nhiêu thì càng nói lên sức mạnh kỳ diệu của trí tuệ con người bấy nhiêu, nghĩa là,

trí tuệ của con người có sức mạnh vô cùng to lớn một khi nó được vật thể hoá trở thành lực lượng vật chất. Chính nhờ sức mạnh của trí tuệ mà con người đã bay vào vũ trụ bằng đôi cánh của tư duy, chứ không phải bằng sức mạnh của cơ bắp, đã tạo nên những nền văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh hậu công nghiệp, làm thay đổi hẳn bộ mặt trái đất. Đó chính là vai trò và sức mạnh của ý thức, của trí tuệ đối với hoạt động thực tiễn của con người trong việc nhận thức và cải biến xã hội.

Ngày nay, những tiến bộ khoa học – công nghệ do trí tuệ con người tạo ra đang làm thay đổi mạnh mẽ sản xuất và lịch sử phát triển của xã hội, trí tuệ trở thành yếu tố khởi động cho guồng máy sản xuất hoạt động theo dạng thức mới. Đó là nền sản xuất tự động hoá với sự gia tăng nhanh chóng hàm lượng trí tuệ, sử dụng các thiết bị máy móc hiện đại, vận hành đơn giản, nhưng hiệu suất lại tăng lên gấp bội, tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm hao phí và hạn chế ô nhiễm môi trường. Nếu những năm đầu của thế kỷ XX tỷ lệ lao động chân tay trong sản phẩm là 9/10 thì bước vào những năm 90, tỷ lệ đó đã giảm xuống chỉ còn 1/5, nhưng khối lượng sản phẩm đạt được đã tăng lên gập 50 lần so với 80 năm về trước. Theo dự kiến, đến năm 2010, tỷ lệ lao động chân tay chỉ còn 1/10. Hiện nay, riêng ngành công nghiệp vi điện tử, nguyên liệu chỉ chiếm 1- 3% giá thành, sức lao động cơ bắp chiếm 12%, còn 85% thuộc về tri thức, bí quyết công nghệ, chế thử… Nghĩa là, những công nghệ sản xuất hiện đại có chứa hàm lượng trí tuệ, chất xám rất cao đang trở thành xu thế phổ biến. Điều này đang diễn ra ở các nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển, nơi mà nguồn lợi thu được từ lao động chất xám chiếm tới 1/2 tổng tài sản quốc gia, ví như ở Nhật Bản, riêng nguồn lợi do tin học mang lại đã chiếm tới 40%.

Nhờ sức mạnh của trí tuệ, thông qua khoa học và công nghệ mà con người ngày càng cải tạo thiên nhiên có hiệu quả hơn, tạo ra những đối tượng

lao động mới vốn không có sẵn trong tự nhiên. Đó là việc tạo ra những vật liệu, nguyên liệu và nhiên liệu mới, hạn chế tối đa sự phụ thuộc vào việc khai thác các nguồn tài nguyên truyền thống trong tự nhiên. Hay ngoài việc sử dụng các vật liệu tự nhiên, con người ngày càng tạo ra nhiều vật liệu nhân tạo mới thay thế có hiệu quả cho các vật liệu tự nhiên khi mà các vật liệu tự nhiên đang bị cạn kiệt dần. Ngoài ra, cuộc cách mạng về công nghệ sinh học với những thành tựu của nó cũng đang được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y tế, hoá chất, bảo vệ môi trường sinh thái… Đặc biệt nó không chỉ tạo ra những giống cây trồng vật nuôi có nhiều ưu điểm mong muốn, mà còn góp phần hoàn thiện con người hơn về mặt sinh học. Như vậy, cuộc cách mạng về năng lượng và công nghệ vật liệu mới , về công nghệ sinh học… do trí tuệ con người tạo ra đang làm thay đổi căn bản giá trị của các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Điều này cho phép lý giải tại sao có khá nhiều nước rất nghèo về tài nguyên thiên nhiên, khó khăn về điều kiện tự nhiên, nhưng lại không nghèo về tư liệu lao động và đối tượng lao động, nói một cách khác là không nghèo về lực lượng sản xuất và nền sản xuất xã hội khá phát triển…

Trí tuệ hoá lao động trở thành xu thế phổ biến. Điều này không chỉ thể hiện qua hàm lượng trí tuệ, chất xám chiếm chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, mà còn phản ánh qua sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu. Các ngành có trình độ công nghệ cao như điện tử, vi điện tử, quang dẫn, siêu dẫn, công nghệ sinh học… được tập trung phát triển, các lĩnh vực sản xuất phi vật chất ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế quốc dân. Cùng với điều đó, cơ cấu lao động cũng thay đổi theo hướng trí tuệ tăng nhanh, tầng lớp trí thức, nhân viên và công nhân, nông dân có tri thức ngày càng đông đảo. Đặc biệt là phương thức hoạt động của con người thay đổi một cách căn bản, từ chỗ tập trung chủ yếu

vào khai thác nguồn lực tự nhiên và lao động cơ bắp sang khai thác phổ biến nguồn lao động trí tuệ. Đó là quá trình thay vì tiêu hao các nguồn vật chất khổng lồ bằng việc sử dụng kho thông tin và tri thức ngày càng có giá trị áp đảo. Với sự giàu có chưa từng thấy và không ngừng gia tăng các giá trị trí tuệ, giờ đây đối tượng khai thác được chuyển vào chính bản thân con người. Vì lẽ đó, ngày nay sự giàu có của một nước đồng nghĩa với sự giàu có của trí tuệ, sức mạnh của một nước đồng nghĩa với sức mạnh của trí tuệ.

Trong điều kiện nền kinh tế tri thức và toàn cầu hoá, yếu tố vốn hữu hình tuy còn giữ vai trò quan trọng nhưng không như trong giai đoạn công nghiệp hoá. Thay vào đó là vai trò của vốn vô hình mà đặc biệt là vốn con người ngày càng lớn hơn. Đây là nguồn vốn rất quan trọng với các công ty vì được tính vào giá trị của họ, và hình thành nên vốn vô hình của quốc gia. Vốn con người đóng vai trò ngày càng quan trọng trong qúa trình phát triển kinh tế: (1) đó là các kỹ năng được tạo ra bởi giáo dục và đào tạo, vốn con người là yếu tố của quá trình sản xuất kết hợp với vốn hữu hình và các lao động “thô” (không có kỹ năng) để tạo ra sản phẩm, (2) đó là “kiến thức để tạo ra sự sáng tạo, một yếu tố cơ bản của phát triển kinh tế” (Mincer Jacob, 1989). Ngoài ra, người ta đã đưa vốn con người như một yếu tố đầu vào để phân tích tăng trưởng kinh tế và đã chỉ ra ảnh hưởng tích cực của nó giống như vốn hữu hình nhưng mức độ ngày càng lớn hơn. Tuy nhiên, nếu đầu tư hình thành vốn con người chưa tốt không hiệu quả thì nguồn vốn này không tác động tích cực mà lại làm giảm tăng trưởng. Theo cách tiếp cận thu nhập GDP của nền kinh tế bằng tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế, khi thu nhập của mọi người tăng lên cũng làm tăng chỉ tiêu này. Borjas, George (2005) thông qua mô hình giáo dục chỉ ra ảnh hưởng tích cực của giáo dục tới thu nhập

Tóm lại trong điều kiện ngày nay, trí tuệ con người giữ vai trò quyết định sức mạnh của mỗi quốc gia, nó là tài nguyên của mọi tài nguyên và trí tuệ hoá lao động đang trở thành xu thế phổ biến. Đây không chỉ là một đặc điểm quan trọng của trí tuệ, mà còn nói lên vị trí và sức mạnh của trí tuệ, của nguồn lực con người đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Vì vậy, để thực hiện thành công công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hơn lúc nào hế, chúng ta phải nhanh chón nâng cao năng lực trí tuệ, vốn văn hoá, kỹ năng và trình độ chuyên môn nghề nghiệp cho người lao động.

2.1.3 Vai trò của vốn con người đối với phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh đào cảnh

2.1.3.1 Kỹ thuật sản xuất

T1 âm lịch trồng, 1tháng cắt tỉa 1 lần thì bón 1 lần, nếu định cắt tỉa thì bón phân trước 3 ngày để cây có lực sẽ nhanh mọc nhánh, cắt tỉa xong thì lại phun thuốc kích thích ra mầm.

Bón lót lúc làm đất, bón thúc lúc thấy cây vàng yếu là bón

Trừ sâu định kỳ, nửa tháng phun một lần, phun với liều lượng nhẹ 15/8 khoanh gốc, từ đây không được chăm bón, không tưới phân, chỉ phun thuốc sâu thôi

1/11 tuốt lá, lúc này không phun thuốc nữa.

2.1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ đào cảnh

Một phần của tài liệu vai trò của vốn con người đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh tại các hộ nông dân ở thị trấn cổ lễ huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w