Vai trò trình độ học vấn đối với hiệu quả kinh tế sản xuất và tiêu thụ đào cảnh

Một phần của tài liệu vai trò của vốn con người đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh tại các hộ nông dân ở thị trấn cổ lễ huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 55 - 59)

- Một số nhân vật có thể nắm được thông tin chung

4.2.1Vai trò trình độ học vấn đối với hiệu quả kinh tế sản xuất và tiêu thụ đào cảnh

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.1Vai trò trình độ học vấn đối với hiệu quả kinh tế sản xuất và tiêu thụ đào cảnh

THỤ ĐÀO CẢNH

4.2.1 Vai trò trình độ học vấn đối với hiệu quả kinh tế sản xuất và tiêu thụ đào cảnh thụ đào cảnh

Bảng 4.1: Vai trò của trình độ học vấn đối với hiệu quả kinh tế sản xuất và tiêu thụ đào cảnh

Chỉ tiêu Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Số hộ (Hộ) 15 20 25 Cơ cấu (%) 25 33,33 41,67 Hiệu quả kinh tế

trung bình/Hộ 2,35 2,69 3,46

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2009 (Số liệu chi tiết: Phần phụ lục, nhóm bảng 1) Qua bảng ta thấy hiệu quả kinh tế cây đào mang lại tăng dần theo trình độ học vấn của từng nhóm hộ, với 15 hộ trình độ cấp 1, có hiệu quả kinh tế trung bình là 2,35, còn 20 hộ trình độ cấp 2 và 25 hộ trình độ cấp 3 có hiệu quả kinh tế trung bình lần lượt là 2,69 và 3,46. Điều này có thể được giải thích bởi trình độ học vấn càng cao thì khả năng tư duy, nhận thức vấn đề của hộ càng tốt và mang càng nhiều tính khoa học, logic trong đó, do vậy hộ có thể giải quyết vấn đề một cách kịp thời và hợp quy luật. Cụ thể như, trong khi có số năm kinh nghiệm cùng từ 1- 3 năm nhưng hầu hết các hộ có trình độ cấp 3 biết rằng khoanh gốc và tuốt lá có mục đích là làm cho cây ngừng sinh trưởng và phát triển về tán, lá và chiều cao, chất dinh dưỡng cây có được sẽ tập trung vào mần nụ để bật nụ, nở hoa. Do đó, những cây còi cọc cũng có nghĩa là sự sinh trưởng và phát triển cành lá của nó rất kém hay nói cách khác là sự phát triển cành lá bị dừng lại sớm, cho nên, tính đến thời gian con người phải sử dụng các biện pháp để tác động làm kìm hãm sự sinh trưởng cành lá của cây thì lượng chất dinh dưỡng tập trung ở mầm nụ những cây này đã nhiều hơn những cây khác cho nên công việc khoanh gốc hoặc tuốt lá sẽ được thực hiện ở những cây to xanh tốt và ở những cành tươi, nhiều lá xanh trước sau đó với đến những cây kém phát triển và những cành

còi, có nhiều lá đã úa để hoa được nở đều giữa các cây trong vườn cũng như giữa các cành trong cây. Mặt khác, với những cây càng to cao, tươi tốt bao nhiêu thì càng phải khoanh đau bấy nhiêu, bình thường sẽ khoanh một khoanh còn không phải khoanh từ 2-3 khoanh hay nếu đã khoanh gốc nhưng thấy lá vẫn còn xanh, cành vẫn tươi thì phải khoanh lại kịp thời để cây bật nụ đúng thời gian. Tuy nhiên với nhiều hộ trồng đào ở nhóm có trình độ cấp 1 thì lại làm các kỹ thuật lần lượt, họ tuốt lá từ đầu vườn đến cuối vườn, tiện thì tuốt chứ không có sự chọn lọc cây nào cần làm trước, cây nào cần làm sau. Hay khi đã khoanh gốc nhưng nhiều hộ không để ý theo dõi xem cây đã ngừng ra lá và các lá đã trưởng thành đã vàng úa hay chưa? để xử lý lại hay thực hiện các công việc tiếp theo cho phù hợp dẫn đến lượng đào mù và đào nở sớm của các nhóm hộ trình độ cấp 1 nhiều hơn các nhóm hộ còn lại.

Về vấn đề tiêu thụ, khi được hỏi, 89% và 65% số hộ trình độ cấp 1 và cấp 2, cho biết hộ gặp khó khăn trong việc xác định giá của vườn đào một cách hợp lý sao cho hiệu quả đạt được trong khâu tiêu thụ là lớn nhất, lượng đào hộ bán được nhiều nhất với giá cả cao nhất trong khả năng có thể của mình. Các chủ vườn trong nhóm này, cho biết, hộ định giá bán đào theo cảm tính, hộ dựa vào những chi phí đã đầu tư cho quá trình sản xuất và tiêu thụ đào, cứ thấy có lời là bán, tuy nhiêu kết quả điều tra lại cho thấy, tất cả trong số này đều không ghi chép lại một cách chi tiết hay tổng quát về những chi phí phải bỏ ra trong năm canh tác đào của mình vì vậy, hộ thấy năm nào mình trồng đào vất vả, khó khăn hơn, giá cả một số đầu vào cao hơn thì giá bán phải cao hơn, nếu canh tác đỡ vất vả hơn, giá đầu vào thấp hơn thì giá có thể thấp hơn. Nhưng cụ thể phải bán với giá thấp nhất là bao nhiêu để hộ không bị lỗ vốn thì hộ không biết, các hộ này chỉ mới dựa vào chi phí mình bỏ ra để định giá sản phẩm mà chưa quan tâm đến các vấn đề quan trọng khác rất có ảnh hưởng đến việc hình thành giá cả cho sản phẩm của hộ như tổng lượng

cung ra thị trường, của đào cảnh , quất cảnh, và một số loại hoa cây cảnh khác của thị trường địa phương. Lý do này làm hộ đưa ra những quyết định chưa chính xác về giá, và lượng tiêu thụ, có nhiều hộ đã bán được hết sản phẩm của mình từ sớm nhưng giá lại rẻ còn có những hộ tuy giá sản phẩm cao nhưng tốc độ chậm, lượng bán được ít. Trong nhóm hộ có trình độ cấp 3 có 35% số hộ gặp khó khăn trong định giá sản phẩm đào của mình, chủ yếu các hộ trong trường hợp này mới chỉ có kinh nghiệm 1-3 năm, 75% số hộ còn lại đã có những định hướng và những căn cứ rõ ràng hơn để xác định giá sản phẩm của mình, hộ ghi chép sổ sách về những chi phí, hộ quan sát và dự đoán về tình hình hoa cây cảnh trong thị trường địa phương ngày tết, sau đó mới đưa ra những quyết định về tiêu thụ và những hậu quả về bán quá rẻ hoặc quá đắt, ít xảy ra với hộ.

Chiến lược bán hàng của các hộ có trình độ học vấn cũng khác nhóm trình độ học vấn thấp. Các hộ trình độ học vấn cao, ngoài bán đào hộ còn liên kết với một người chuyên trở, nếu mua đào của họ thì họ sẽ giới thiệu người trở và họ được ngoài tiến bán đào hộ còn được số tiền do giới thiệu đó. Theo các hộ này, phải làm cho người ta biết đến mình, nên những hộ mới trồng đào, chưa có tiếng, hộ thường treo các biến ở gần các trục đường chính, hay treo nhờ các của hàng ở mặt đường để chỉ dẫn khác đến vườn nhà mình, còn các hộ khác thì không, bán buôn được bao nhiêu thì bán, không thì đem ra chợ. Có hộ ngoài bán đào hộ còn, kiếm những sỏi, hay hạt cây kê tặng cho khách, phần đa nhiều hộ là không. Có hộ, khi khách đã đồng ý mua với một giá nào đó, nhưng khi trả tiền thì hộ lại giảm cho khách một số tiền nhất định, tuỳ thuộc vào giá trị của từng cây, nhưng làm như thế hộ sẽ giữ được khách lâu dài. Có những hộ có kinh nghiệm nhưng chưa có trình độ, khi bán đào hộ, thường đọc các tài liệu để phân tích vẻ đẹp của cây đào, rằng thế này thì đem lại may mắn, lộc, thọ, phúc, thế này là thế phát tài… Có

những hộ, khách đến vườn thì kệ họ xem, hộ cho rằng: “người ta thích thì người ta mua, nếu người ta không thích, nói gì cũng cũng thế thôi” – theo phát biểu của ông Dương Văn Quang, hộ sản xuất đào có 2 năm kinh nghiệm, có trình độ cấp 2 tại đội I. Còn có những hộ, khi khách đến là đón tiếp, dẫn đi xem và giới thiệu… rất nhiệt tình. Có những hộ chủ động liên hệ với các cơ quan để tiêu thụ những cây đào cảnh to, đẹp, theo ông Vũ Đức Thuận, người trồng đào ở đội sản xuất số III thì “ mình cứ đến mình hỏi xem họ cần gì, sản phẩm của mình như này có đáp ứng được không, nếu không mua thì dù sao hộ cũng biết đến mình, lần sau có nhu cầu có thể họ sẽ nhớ đến hoặc vô tình họ sẽ giới thiệu ai đó đến với mình…” tuy nhiên, nhiều hộ vẫn còn tâm lý ngại ngần, hộ thường nghĩ, “người ta thích thì sẽ đến, cần gì phải hỏi….” theo lời của anh Dương Văn Quang, chủ hộ trồng đào ở đội sản xuất số III. Hoặc để có thêm nhiều khách hàng, chỉ ở nhóm hộ trình độ cấp 3 mới có hình thức liên kết với những người giới thiệu và trả hoa hồng theo phần trăm giá nhất định, còn các nhóm hộ có trình độ cấp 1 và 2 thì không.

Một phần của tài liệu vai trò của vốn con người đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh tại các hộ nông dân ở thị trấn cổ lễ huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 55 - 59)