Vai trò việc chủ động tiếp cận nguồn thông tin đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh

Một phần của tài liệu vai trò của vốn con người đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh tại các hộ nông dân ở thị trấn cổ lễ huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 62 - 65)

- Một số nhân vật có thể nắm được thông tin chung

4.2.3.Vai trò việc chủ động tiếp cận nguồn thông tin đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.3.Vai trò việc chủ động tiếp cận nguồn thông tin đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh

triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh

Bảng 4.3: Vai trò việc chủ động tiếp cận nguồn thông tin đối với hiệu quả kinh tế sản xuất và tiêu thụ đào cảnh

Tiếp cận thông tin từ các hộ Có Số hộ (hộ) 32 Cơ cấu (%) 53,33 Hiệu quả/hộ 2,99 Không Số Hộ (hộ) 28 Cơ cấu (%) 46,67 Hiệu quả/hộ 2,82 Tiếp cận thông

tin từ cơ quan, Có

Số hộ (hộ) 20 Cơ cấu (%) 33,33 Hiệu quả/hộ 3,44 Không Số hộ (hộ) 40 Cơ cấu (%) 66,67 Hiệu quả/hộ 2,65 Tiếp cận thông tin từ sách báo, Có Số hộ (hộ) 21 Cơ cấu (%) 35 Hiệu quả/hộ 3,17 Không Số hộ (hộ) 39 Cơ cấu (%) 65 Hiệu quả/hộ 2,79

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2009 (Số liệu chi tiết: Phần phụ lục, nhóm bảng 3) Qua bảng số liệu ta thấy: Ba nguồn thông tin chủ yếu các hộ trồng đào ở đây tiếp cận là các hộ nông dân trồng đào khác, các tổ chức chính quyền liên quan trực tiếp đến phát triển nông nghiệp như hội nông dân và cơ quan khuyến nông cấp huyện và cơ sở, các tài liệu, sách báo hướng dẫn về kỹ thuật sản xuất đào cảnh. Trong đó hình thức đi đến các chủ vườn đào có kinh nghiệm và kiến thức để học hỏi và tham khảo ý kiến vẫn là chủ yếu, có 53,33% số hộ điều tra áp dụng hình thức này, còn việc tiếp cận để lấy thông tin từ các tổ chức chính quyền địa phương và từ sách báo tài liệu chỉ chiếm 33,33 và 35,00%. Nhóm những hộ có tiếp cận với bất kỳ một nguồn thông tin đều cho hiệu quả kinh tế trung bình cao hơn với nhóm hộ không tiếp cận với nguồn thông tin đó. Cụ thể như 32 hộ thường xuyên trao đổi với các hộ nông dân khác để được giải đáp về những vấn đề gặp phải trong sản xuất có

HQKT trung bình là 2,99, cao hơn 2,82 là con số trung bình về HQKT của 28 hộ còn lại. Tương tự, đối với 20 hộ có sự chủ động tìm kiếm thông tin từ tiếp xúc với cán bộ nông nghiệp và 21 hộ đọc và nghiên cứu tài liệu để có thêm những kiến thức và cách giải quyết khó khăn mới đều cho HQKT trung bình là 3,44 và 3,17 cao hơn con số 2,65 và 2,79 là HQKT trung bình của 40 và 39 hộ không tiếp xúc còn lại. Điều này cho thấy tầm quan trọng của các nguồn thông tin đối với HQKT của người trồng đào, bởi tích cực học hỏi, là con đường nhanh nhất giúp hộ tích luỹ được nhiều kiến thức, những kiến thức đó có thể rất đơn giản, nhiều người biết nhưng hộ lại không biết, đó có thể là những vấn đề mà một số ít người đã trải qua và đúc rút được hay ở tầm cao hơn, nó sẽ là những kiến thức mang tính chất nghiên cứu, được công bố trên những bài viết khoa học… nhưng là gì đi nữa, thì chúng đều là những kiến thức mới và hữu ích với hộ, giúp người không biết gì về đào sẽ có những kiến thức sơ sơ về loại cây trồng này còn người đã biết trồng và bán đào thì sẽ hiểu sâu, rộng và nắm chắc các vấn đề hơn. Chủ một hộ trồng đào lâu năm, ông Nguyễn Văn Hỷ đội III xóm 10 thị trấn Cổ Lễ cho biết, trong những năm đầu trồng đào, vườn cây của hộ có xuất hiện nhiều triệu trứng sâu bệnh, trong đó có những triệu trứng mà hộ có thể nhận biết cũng như tìm ra cách sử lý và phòng tránh một cách dễ dàng nhờ vào kinh nghiệm nhiều năm làm nông nghiệp của mình như bệnh sâu cuốn nõn, bệnh sâu đục thân… nhưng cũng có những triệu trứng sâu bệnh hại mà với những kiến thức tích luỹ được từ trước hộ không thể nhận biết, tìm ra cách chữa trị hay phòng ngừa như bệnh nấm mốc và nhện đỏ, đó là những loại bệnh mới hộ chưa từng gặp, chưa từng nghe, cách giải quyết của hộ là hỏi những bác Phương là kỹ sư nông nghiệp và là chủ tịch hội nông dân thị trấn Cổ Lễ đồng thời còn đem mẫu cành, lá bị bệnh hỏi chủ hiệu thuốc BVTV để được tư vấn, mua thuốc chữa trị và phòng ngừa lây lan. Hay khi sắp đến dịp tết

nhưng nhiều cây đào trong vườn vẫn chưa ra hoa, mới đầu hộ cũng không biết xử lý thế nào nhưng sau khi tham khảo các biện pháp của nhiều nhà vườn khác hộ đã biết tưới nước ấm, bón lân và dùng ánh đèn để thúc hoa. Cứ như thế, không biết thì đi hỏi, về bất cứ vấn đề gì, hỏi người này không được thì hỏi người khác, cho đến giờ hộ đã tự biết cách phòng tránh, nhận biết và chữa trị hầu hết các loại bệnh, biết được nhiều thế đào đẹp, nhiều kỹ thuật cần thiết giúp tiết kiệm chi phí, thời gian nhưng lại cho hiệu quả cao.

Mức độ tiếp cận nguồn thông tin đặc biệt là tiếp cận với các hộ sản xuất đào có vai trò rất lớn trong tiêu thụ đào, vì thông tin của những người trong cuộc sẽ đem đến cho hộ sự nhìn nhận chính xác về thị trường đào cũng như thị trường hoa cây cảnh ngày tết từ đó đưa ra được quyết định phù hợp và kịp thời, điều này thể hiện khi 58% số người có tiếp cận, tham khảo với các hộ nông dân khác được hỏi, cho biết họ không gặp khó khăn gì về tiêu thụ, chất lượng sản phẩm cứ ở mức bình thường là bán được còn 77% số hộ không tiếp cận nguồn thông tin tiêu thụ từ các hộ nông dân khác cho biết hộ gặp khó khăn trong việc bán sản phẩm sao cho đạt hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu vai trò của vốn con người đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh tại các hộ nông dân ở thị trấn cổ lễ huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 62 - 65)