Tình hình sản xuất

Một phần của tài liệu vai trò của vốn con người đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh tại các hộ nông dân ở thị trấn cổ lễ huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 50 - 53)

- Một số nhân vật có thể nắm được thông tin chung

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.1 Tình hình sản xuất

Phong trào trồng đào cảnh tại thị trấn Cổ Lễ được bắt đầu vào năm 1993, khi một số thành viên trong hội sinh vật cảnh của đội sản xuất số III

đem một số cây đào giống từ Lạng Sơn về trồng thí điểm, và nhận thấy nó không những phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi đây mà còn cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều loại cây trồng truyền thống như lúa, ngô và hoa màu… của địa phương.

Tính đến năm 2009, hộ trồng đào lâu năm nhất là 16 năm, hộ trồng mới nhất là 1 năm. Hầu hết các hộ trồng đào đều có chủ hộ là nam giới, ở các độ tuổi khác nhau tuổi cao nhất là 70 tuổi, tuổi thấp nhất là 20 tuổi. Người trồng đào chủ yếu là có trình độ cấp 2, cấp 3, người có trình độ thấp nhất là không có trình độ, người có trình độ cao nhất là trung cấp nông nghiệp.

Với qui mô trồng đào không quá lớn trong mỗi hộ gia đình, mặt khác đào là cây không cần chăm sóc liên tục nên hộ thường kết hợp trồng đào trồng và nuôi nhiều loại cây, con khác, cũng như làm ngành nghề phụ. Các nghề phụ ở đây như là: thợ nề, thợ mộc, dịch vụ vận tải, làm gang… cho thu nhập trung bình khoảng 50 nghìn đồng/ngày công.

Loại đào được sử dụng làm giống ban đầu là đào tơ (đào dại được ghép mắt với đào thuần) hoặc đào cựu (là gốc đào thuần đã sử dụng được một vài năm).

Trải qua 16 năm, cho đến nay việc sản xuất và tiêu thụ đào cảnh tại địa phương có sự phát triển về nhiều mặt: Thứ nhất, về quy mô, do đào cho thu nhập cao hơn trồng lúa và các loại cây trồng truyền thống khác nên diện tích trồng đào nơi đây không ngừng tăng lên liên tục, nếu như năm 1993 -1994 cây đào chỉ có mặt tại một số hộ gia đình đội 3, có số lượng rất ít và được trồng với mục đích tận dụng đất hoang thì hiện nay cây đào có mặt phần nhiều các hộ làm nông nghiệp, phân bố ở tất cả các đội, kể cả khu vực trung tâm thị trấn trong đó lượng đào tập trung nhiều nhất ở đội 1, 2, 7, 8, 9. Có diện tích đào cảnh lớn nhất, nó không còn là cây trồng phụ nữa mà đã và

đang dần đem lại thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình. Trong 9120 hộ làm nông nghiệp tại địa phương thì đến 435 hộ có canh tác đào cảnh. Nhiều diện tích lúa, hoa màu khác bị mất đi, thay thế vào đó là cây đào cảnh. Cây đào được trồng ở nhiều vị trí khác nhau: từ những khu đất được dồn điền đổi thửa, những mảnh ruộng, bờ ao đến những khu vườn xen lẫn khu đất ở hay chỉ đơn giản là những mảnh đất được lấp ngang bằng với bờ ruộng.

Thứ 2, về giống, những năm về trước, người dân địa phương chỉ canh tác một giống đào duy nhất là: đào bích đơn, bởi nó cho nhiều hoa, hoa tươi, màu sắc đẹp mắt dễ tiêu thụ và điều quan trọng hơn cả, đây là giống đào không yêu cầu kỹ thuật phức tạp. Còn hiện nay, số giống đào địa phương sử dụng canh tác để cung ứng sản phẩm ra thị trường đã tăng lên 3 đó là: đào phai, đào bích kép, đào thất thốn. Trong đó, đào phai là loại không phổ biến trong thói quen chơi đào của người dân địa phương, nên vấn đề tiêu thụ trên thị trường địa phương gặp tương đối khó khăn, con đào bích kép là giống khó chăm sóc, hoa thường ra muộn và cho tỷ lệ đào mù nhiều nhất, cuối cùng, thất thốn tuy được cho là giống đào đẹp nhất, cho giá trị kinh tế nhất nhưng đồng thời nó cũng là loại yêu cầu kỹ thuật cao và khó nhất. Như vậy, nhìn một cách tổng quát, người trồng đào nơi đây đã và đang dần nâng cao được kiến thức về kỹ thuật cũng như tiêu thụ để đa dạng hoá sản phẩm của mình. Họ không còn chỉ sản xuất sản phẩm đơn giản về kỹ thuật, dễ dàng về tiêu thụ mà cả những sản phẩm khó trồng hay khó bán cũng đã và đang được có mặt nhiều ở nơi đây.

Thứ ba, về chất lượng sản phẩm: Nói đến chất lượng đào cảnh là nói đến vẻ đẹp của cây đào, vẻ đẹp này có được bởi được sự kết hợp hài hoà của các yếu tố cấu thành cây hoa đào. Cụ thể nó bao gồm vẻ đẹp của thế cây (được tạo thành bởi các cành cấp 1), của các dăm (dăm là các nhỏ từ cấp 2 trở đi, nó tạo nên độ dậm, độ rộng và cao cho cây), của hoa, quả con và các

búp lộc. Lúc mới canh tác loại cây này, với quan điểm cho rằng đào cành đào rất giòn, nếu bị tác động mạnh sẽ bị gẫy, người dân thường để cho cây đào mọc tự nhiên mà không uốn cành, tạo thế, họ chỉ trú trọng đến việc chăm sóc ra hoa, vì vậy hầu hết các cây đào tuy có hoa đẹp, nhiều nhưng kiểu dáng rất đơn giản, không có sự khác biệt nhiều giữa các cây và phổ biến nhất là thế phúc lộc thọ, thế ngũ phúc và tán mâm xôi. Cho đến nay, nhờ sự học hỏi, tìm tòi, từ các nguồn tài liệu khác nhau và đặc biệt là rút kinh nghiệm từ chính thực tế nhiều năm gắn bó với cây đào của các hộ nông dân mà chất lượng đào cảnh đã có nhiều tiến bộ, cây không chỉ ra hoa đúng vụ, nhiều và đẹp mà còn có nhiều kiểu, thế cầu kỳ, phức tạp, mang ý nghĩa đem tài, đem phúc cho người sở hữu nó mỗi dịp tết đến xuân về. Một số cây đào còn có vẻ đẹp hoàn hảo cả về thế, về tán, hoa, nụ, quả non và chồi lộc rất giá trị. Hay nếu như năm 2005, đào Cổ Lễ chiếm 88% là đào tơ còn hiện nay số lượng đào tơ chỉ còn 60% và thay vào đó là loại đào cựu cho giá trị kinh tế hơn đào tơ rất nhiều.

Một phần của tài liệu vai trò của vốn con người đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh tại các hộ nông dân ở thị trấn cổ lễ huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w