c, Các đối thủ cạnh tranh:
2.2.2.1 Các nghiên cứu về vai trò vốn con người và thu nhập của lao động
Sự nhìn nhận giáo dục là một sự đầu tư bắt nguồn từ thời Adam Smith (1776) trong tác phẩm The Wealth of Nations, vào cuối thế kỷ 18. Từ lâu các nhà kinh tế đã quan tâm đến vai trò của vốn con người trong phát triển kinh tế và trong các quá trình sản xuất (Becker – giáo sư Đại Chicago, giải Nobel kinh tế 1992, khai triển vào năm 1962, Kendrick, học 1976, Schultz, 1961).
Cơ sở lý thuyết vốn con người là những sự đầu tư vào con người để gia tăng năng suất lao động của họ (Từ điển kinh tế hiện đại Macmillan, 1992). Những sự đầu tư này bao gồm đào tạo trong trường và đào tạo trong quá trình làm việc. Lý thuyết vốn con người là nền tảng của nhiều phát triển của các lý thuyết vốn kinh tế. Những đóng góp này có thể được tóm tắt như sau: “Vốn con người đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế: (1) đó là các kỹ năng được đào tạo bởi giáo dục và đào tạo, vốn con người là yếu tố của quá trình sản xuất kết hợp với vốn hữu hình và các lao động “thô” không có kỹ năng để tạo ra sản phẩm; (2) đó là kiến thức để tạo ra sự sáng tạo, một yếu tố cơ bản của phát triển kinh tế” (Mincer Jacob, 1989). Từ nghiên cứu của Mincer Jacob (1974) log W = β0 + β1S+ β2t + β3t2
nghiệm thực tế mấy năm, t2 là bình phương về kinh nghiệm, đã có nhiều ước lượng lợi nhuận từ giáo dục và chỉ ra rằng mối quan hệ giữa giáo dục và thu nhập là dương. Nhìn chung, kết quả của các nghiên cứu này chỉ ra rằng lợi suất giáo dục nằm trong khoảng từ 0.05 đến 0.15. Cũng có những nghiên cứu không dựa trên hàm Mincer Jacob tiếp cận dựa vào hàm Cobb – Douglas từ đó chỉ ra ảnh hưởng của vốn con người đến thu nhập quốc dân. Ở Việt Nam, cách tiếp cận này đươc Đinh Phi Hổ (2003) áp dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của kiến thức nông nghiệp tới thu nhập của nông dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long, kết quả cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa mức độ kiến thức và thu nhập là 0,272. Trong khi đó Nguyễn Chí Thiện chỉ ra ảnh hưởng của cách tiếp cập thị trường của nông dân tới thu nhập là 0,09. Nhìn chung các kết quả nghiên cứu đều chỉ ra mối quan hệ dương khá chặt giữa yếu tố vốn con người và thu nhập.