- Một số nhân vật có thể nắm được thông tin chung
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4.2 Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện giúp người trồng đào được tiếp cận các nguồn thông tin
được tiếp cận các nguồn thông tin
Thực trạng trên cho thấy, sự chủ động của các hộ trồng đào là chưa nhiều, để hộ có sự chủ động hơn, ta cần có sự tác động để:
a, Thành lập những nhóm nông dân trồng đào để có sự gắn kết hơn nữa những nông dân này lại với nhau, có mối quan hệ với nhau, họ có thể trao đổi những thông tin, giúp đỡ nhau về những kinh nghiệm kỹ thuật, như nhóm vườn ao chuồng của các hộ nông dân ở đội I được thành lập từ năm 2005, cho đến nay nhóm hoạt động rất có hiệu quả, nhóm họp 3 tháng 1 lần, tại cuộc họp các hộ có thể trao đổi với nhau về những kinh nghiệm cũng như xin ý kiến cho những vấn đề của mình, ngoài tác dụng trong trao đổi thông tin, giúp nhau nâng cao kiến thức nhóm còn thành lập quỹ hỗ trợ vốn phát
triển sản xuất dưới hình thức “chơi phường” giữa các thành viên và thực hiện các hoạt động tình nghĩa, thăm hỏi nhau những lúc ốm đau.
b,Giới thiệu hoặc phát những tài liệu dễ hiểu, sát thực đến những chủ vườn đào cũng là một biện pháp nên làm để nâng cao nguồn vốn con người.
c, Mở những lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất và tiêu thụ đào của hộ là hết sức cần thiết để chủ động đưa thông tin đến với bà con, làm tăng sự hiểu biết và khả năng ra quyết định của hộ. Bởi vì, mặc dù, đào cảnh là cây trồng đang ngày càng chiếm ưu thế về việc đem lại thu nhập cao hơn cho người nông dân Cổ Lễ so với nhiều loại cây, con truyền thống khác, và theo kết luận của nhiều nghiên cứu khoa học về nguồn vốn con người thì đào tạo là biệp pháp có vai trò vô cùng to lớn trong việc nâng cao nguồn vốn con người. Đối với những nông dân trồng đào nơi đây, trình độ học vấn và những vấn đề ở quá khứ rất khó có thể thay đổi, cái ta có thể làm thay đổi đó là trình độ chuyên môn của họ tuy nhiên tất cả các hộ trồng đào được phỏng vấn đều cho biết họ chưa từng tham gia bất cứ một lớp tập huấn, bồi dưỡng những kiến thức về kỹ thuật sản xuất cũng như tiêu thụ đào cảnh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc những gì họ biết họ làm là đều dựa vào thói quen, kinh nghiệm, hay dựa vào sự chủ động tự học hỏi của bản thân vì thế sự phát triển sản xuất và tiêu thụ đào của các hộ nông dân ở thị trấn Cổ Lễ còn chưa đồng đều, hộ có hiệu quả kinh tế từ cây đào cao nhất trong vùng là 6,03, gấp 4,86 lần hộ có hiệu quả kinh tế từ cây đào thấp nhất đó là 1,24. Việc sản xuất được một cây đào có tán to, thế đẹp và nhiều hoa là rất quan trọng nhưng vấn đề tiêu thụ nó như thế nào?để đạt hiệu quả cuối cùng là cao nhất cũng quan trọng không kém. Trồng và chăm sóc đào cảnh là những vấn đề thuộc lĩnh vực kỹ thuật có sự biến đkộng nhỏ theo thời gian, còn thị trường và tiêu thụ là những vấn đề rất động, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, thay đổi theo thời gian, và rất khó có thể dự đoán. Với những người nông dân đặc biệt là với những người nông dân khi mà những kiến thức, kinh
nghiệm của họ về thị trường chưa nhiều, những quyết định tiêu thụ của họ chủ yếu dựa vào suy đoán chủ quan chứ chưa có một sự phân tích khoa học nào cả, 90% số chủ vườn đào được phỏng vấn cho biết rằng hộ gặp khó khăn trong việc xác định giá trị vườn đào của hộ để đưa ra những quyết định về tiêu thụ và giá cả cho chính xác.
Tuy nhiên, dù cách nào đi chăng nữa thì sự tự ý thức và chủ động tiếp nhận kiến thức của những chủ vườn đào vẫn mang tính chất quyết định trong việc nâng cao vốn con người của hộ. Bởi vì, tuy chưa có những lớp tập huấn về đào, tổ chức chính quyền chưa chủ động đưa sách tài liệu đến cho nông dân, nhưng vẫn có những hộ trồng đào giỏi, cho hiệu quả kinh tế cao. Và nếu ta phát tài liệu nhưng hộ không sử dụng, ta mở lớp tập huấn, hộ không tham gia hoặc có tham gia nhưng là đi lấy lệ thì hiệu quả đem lại cũng rất thấp.
PHẦN V