Vai trò của số năm kinh nghiệm đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh

Một phần của tài liệu vai trò của vốn con người đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh tại các hộ nông dân ở thị trấn cổ lễ huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 59 - 62)

- Một số nhân vật có thể nắm được thông tin chung

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.2 Vai trò của số năm kinh nghiệm đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh

tiêu thụ đào cảnh

Bảng 4.2: Vai trò của số năm kinh nghiệm đối với hiệu quả kinh tế sản xuất và tiêu thụ đào cảnh năm 2009

Chỉ tiêu Kinh nghiệm 1- 3 năm Kinh nghiệm 4 -8 năm Kinh nghiệm 9- 14 năm Số hộ (hộ) 12 38 10 Cơ cấu (%) 20 63,33 26,67 Hiệu quả kinh tế/hộ 2,19 2,89 3,95

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2009 (Số liệu chi tiết: Phần phụ lục, nhóm bảng 2)

Qua bảng ta thấy, hiệu quả kinh tế của hộ tăng dần theo số năm kinh nghiệm của hộ, cụ thể như 12 hộ có kinh nghiệm 1- 3 năm có hiệu quả kinh tế trung bình là 2,19 còn 38 hộ có kinh nghiệm 4-8 năm, và 10 có kinh nghiệm

9 -14 năm có hiệu quả kinh tế lần lượt là 2,86 và 3,95. Thực trạng này cho thấy vai trò của những năm kinh nghiệm đối với sự phát triển và sản xuất đào cảnh. Do đối tượng sản xuất của các hộ trồng đào là những sinh vật sống, sinh trưởng và phát triển phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên mà tự nhiên thì luôn luôn biến đổi và những nhận định về tự nhiên cũng như về tình trạng hiện tại của cây trồng mà người nông dân có được, để đưa ra những biện pháp tác động cho hợp quy luật sinh trưởng đều mang tính chất định tính bằng sự cảm nhận của các giác quan từ bàn tay, đôi mắt của họ,… đây là những phương tiện này không phải lúc nào cũng mang lại sự chính xác. Do vậy, để có những nhận định và đưa ra được cách giải quyết có hiệu quả các vấn đề đặt ra trong quá trình sản xuất và tiêu thụ đào cảnh thì hộ cần có sự trải nghiệm nhiều về thực tế càng nhiều càng tốt, chính sự quen tay, quen mắt sẽ đã làm hộ nhạy cảm hơn trong việc nhận định, phân tích, cũng như là giải quyết vấn đề. Một ví dụ cụ thể như, phần đa các hộ mới trồng có thể đưa ra quyết định thực sự đúng đắn về việc khoanh lại gốc của một cây đào nào chỉ khi nó có những biểu hiện rất rõ rệt như khi đã khoanh gốc mà cây vẫn còn rất xanh tốt, các lá mới vẫn tiếp tục ra nhiều còn những cây mà việc khoanh gốc không thành công như tiêu chuẩn cần có, nếu làm lại sẽ cho kết quả tốt hơn nhưng biểu hiện của nó không rõ rệt như trên, lá có vàng úa nhưng mức độ không nhiều thì các hộ mới trồng rất khó và hầu như không nhận ra. Còn đối với những hộ trồng lâu năm, họ có thể phán đoán được chính xác hơn.

Có rất nhiều chủ vườn đào biết được đào là cây ăn màu, ưa đất mới và biện pháp mà chủ vườn nào cũng thường sử dụng để đáp ứng nhu cầu này của cây là bón nhiều phân cải tạo vườn và lấy đất ải hay bùn từ các ruộng, ao hồ bồi cho các gốc đào. Cách làm này được coi là phổ biến, phần đa các hộ đều thực hiện nhưng lại xảy ra hiện tượng là: mặc dù ở trong mỗi hộ, lượng đất ải đều được phân bố đồng đều cho tất cả các vị trí, lượng phân bón cũng như nhau cho mỗi gốc nhưng tỷ lệ đào còi, đào chết ở các hộ có kinh nghiệm ít hơn các hộ chưa có kinh nghiệm hay các cây đào của những hộ có kinh nghiệm có sự phát triển đồng đều hơn, bởi lẽ các hộ trồng lâu năm đã rút ra được bài học là ở những vết gốc đào của vụ trước có rất ít chất dinh dưỡng so với những vị trí khác nên họ trồng những gốc đào của vụ mới ra vị trí khác, lệch với vết gốc cũ của vụ trước còn các hộ chưa có kinh nghiệm thì không biết cũng như không quan tâm nhiều đến điều này dẫn đến tỷ lệ đào bị trồng trùng vào gốc của vụ trước rất nhiều.

Cây đào phát triển tốt hay không, là vấn đề ngoài phụ thuộc đất đai, thời tiết, khí hậu và sự chăm sóc của con người thì chất lượng cây giống ban đầu cũng rất quan trọng. Không giống như các hộ trồng lâu năm, họ tuyển chọn giống đào rất kỹ đặc biệt là về tình trạng của bộ rễ, bởi vì, một bộ rễ tốt mới có khả năng hút được nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho phát triển về sau, cây nào thật khoẻ, thật tốt mới được đem trồng, còn không sẽ để dành cho vụ sau, nhưng với nhiều hộ mới trồng có thể chưa ý thức rõ được điều này, cũng như chưa có kinh nghiệm trong việc chọn giống đào, họ chỉ quan tâm xem cây có to, cành có mập và lá có nhiều hay không? mà không chú ý đến bộ rễ - một bộ phận cực kỳ quan trọng nhưng lại rất hay bị tổn thương trong quá trình đánh bán và tiêu thụ đào giống, cho nên nhiều cây giống của mới trồng còn có chất lượng kém, đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ đào chết, đào còi của nhóm hộ này tương đối nhiều.

Số năm kinh nghiệm trồng đào còn đem lại cho hộ lợi thế về các kỹ năng thực hành quan trọng trong các khâu triết ghép, khoanh gốc… đây là những kỹ thuật khó cần sự chính xác cao do vậy phải làm nhiều mới đem đến sự thành thục cho chủ hộ. Các hộ nhiều kinh nghiệm sẽ có kỹ năng thực hành tốt, họ thường tranh thủ lúc rảnh rỗi để tự làm những công việc này, do đó giúp tiết kiệm được thời gian và chi phír so với các hộ mới trồng, chưa có nhiều kỹ năng thực hành, các kỹ thuật khó thường phải đi thuê, mượn người, mất ngày mất buổi.

Trong khi hầu hết các hộ trồng đào đều biết được đây là giống cây ưa hạn hơn ưa ẩm vì thế trong kỹ thuật sản xuất phải chọn những diện tích đất cao ráo, dễ thoát nước, đồng thời phải vun luống cao và xới rãnh xâu. Nhưng trong vài năm trở lại đây tình hình thuỷ văn ở Cổ Lễ thuận lợi, mưa thuận gió hoà, không xảy ra đợt mưa to mưa nhiều nào, điều này làm nhiều hộ mới gắn bó với cây đào dường như chủ quan mà không quan tâm nhiều đến công tác phòng chống úng lụt vì vậy trận mưa đầu tháng 6, tháng 7 năm 2009 với cường độ lớn, đã làm ngập úng và gây chết một số diện tích lớn đào của nhiều hộ trong đó nhóm những hộ mới trồng bị thiệt hại nặng nhất với 30% tổng số cây, còn với những hộ có kinh nghiệm từ 9-14 năm thì con số này chỉ là 12%.

Số hộ trồng lâu năm có lợi thế là các khách hàng quen, đặc điểm của khách hàng quen là giúp chủ vườn tiêu thụ được các sản phẩm đào, ngay cả những lúc tiêu thụ khó khăn hay đào không được đẹp. Còn những hộ mới trồng thì không có lợi thế này.

Một phần của tài liệu vai trò của vốn con người đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh tại các hộ nông dân ở thị trấn cổ lễ huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w