Kinh nghiệm của Việt Nam

Một phần của tài liệu vai trò của vốn con người đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh tại các hộ nông dân ở thị trấn cổ lễ huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 33 - 37)

c, Các đối thủ cạnh tranh:

2.1.1.2Kinh nghiệm của Việt Nam

Nói chung, người Việt Nam có tư chất thông minh, sáng tạo, có khả năng vận dụng và thích ứng nhanh, đó là ưu thế nổi trội của nguồn lực con người nước ta. Tuy nhiên, phải khách quan thừa nhận rằng năng lực chuyên môn, trình độ tay nghề, khả năng biến tri thức thành kỹ năng lao động nghề nghiệp của người lao động nước ta còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được các yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nguyên nhân chính là do mặt bằng dân trí ở nước ta còn thấp. Cho đến nay đại bộ phận lao động nước ta chưa được đào tạo đầu đủ, đến cuối năm 2003 số người được đào tạo mới chỉ chiến 17,5% tổng số lao động cả nước và ở nước ta, mặc dù tài nguyên thiên nhiên cũng không đến nỗi nghèo, vị trí địa lý khá thuận lợi nhưng do cách thức và trình độ khai thác lạc hậu nên hiệu quả rất thấp, không những thế mà còn để lại những ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái đến mức phải cảnh báo.

Điển hình trong nông nghiệp, tại sao ở các quốc gia khác, nông dân chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ nhưng lại tạo ra nền nông nghiệp với sản lượng và chất lượng sản phẩm rất cao, trong khi ở nước ta, trên 70% dân số sống

bằng nghề nông nhưng giá trị sản xuất không cao? Câu trả lời chỉ có thể là, vì họ được đào tạo bài bản, được học làm nông dân, còn ở nước ta, bà con vẫn sản xuất chủ yếu theo kinh nghiệm, sự hỗ trợ của khoa học công nghệ và cơ khí còn hạn chế. Vẫn biết rằng, có trình độ, kiến thức, nông dân sẽ có cách làm chuyên nghiệp, hiệu quả hơn, nhưng trên thực tế ở nguồn lực con người nước ta hiện nay, số lượng nông dân được đào tạo chiếm tỷ lệ không nhiều, nếu không muốn nói là trình độ nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp đang có vấn đề. Theo GS.TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền nam cho biết, hiện số nông dân đạt trình độ giỏi ở nước ta chỉ chiếm khoảng 10%, trung bình 20%, còn lại là yếu kém. Trong khi đó, kỹ thuật canh tác lại rất tuỳ tiện. Nguồn lao động nông nghiệp qua đào tạo chỉ chiếm 24%, khu vực nông thôn nơi trực tiếp sản xuất lại chỉ có 13%. Có thể thấy, Hàn Quốc với chỉ 2.7 triệu ha đất nông nghiệp nhưng họ đã làm nên kỳ tích, trong khi Việt Nam có đến 9,4 triệu ha đất nông nghiệp nhưng giá trị sản xuất không bằng họ. Theo điều tra mới nhất của Trường Cao đẳng Nông – Lâm Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng tuy là vựa lúa của miền Bắc nhưng chỉ có gần 20% nông dân biết canh tác lua đúng kỹ thuật, hơn 80% còn lại làm theo kinh nghiệm “cha truyền con nối” nên rất tốn công sức, phân bón, giống mà năng suất không cao. Theo GS.TS Võ Tòng Xuân, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang nhận định: “Ở nhiều nước không phải cứ làm nông nghiệp là thành nông dân, người ta chỉ trở thành nông dân thật sự khi được đào tạo bài bản, được cấp bằng hẳn hoi, còn ở Việt Nam, điều này hoàn toàn ngược lại, nông dân là đối tượng không được học nghề nhiều nhất”. Theo ông Trần Đức Viên, Hiệu trường Trường Đại Học nông nghiệp Hà Nội cho biết, ngay tại Bắc Ninh, một trong những tỉnh có truyền thống canh tác lúa nhưng vẫn có tới 17% số nông dân không biết trồng lúa theo yêu cầu mới.

Với xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế, ngày nay sự trợ lực quốc tế được coi là một trong những yếu tố cần thiết cho sự phát triển của những nước đang phát triển. Nó là những nguồn lực bên ngoài quan trọng, góp phần đắc lực giúp các nước đang phát triển vượt qua những khó khăn ban đầu, tạo đà cho sự phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những trợ giúp về kinh tế của các nước phát triển cho các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá chỉ có mức độ và thường kèm theo những sức ép về chính trị và kinh tế trên tinh thần có đi có lại. Trong Báo cáo về phát triển của thế giới, năm 1991, Ngân hàng thế giới đã cảnh tỉnh: “Một cuộc cải cách mà không do chính mình vạch ra thì ít có cơ may thành công. Những chương trình cải cách mà sự tồn tại của chúng phụ thuộc vào nguồn tài chính dành cho chúng chứ không phải phụ thuộc vào lợi ích của đất nước thì thường bị thất bại do không có sự cam kết thực hiện của chính quyền”. Nói cách khác, sẽ là ảo tưởng và thất bại nếu cho rằng nguồn lực nước ngoài là yếu tố quyết định quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, rằng chỉ cần mở rộng “cửa” là viện trợ nước ngoài sẽ tuồn vào và do vậy tự khắc nền kinh tế sẽ “thần kỳ”. Sự phát triển của Nhật Bản cũng như của các nước công nghiệp mới châu Á (Xingapo, lãnh thổ Hồng Kông, Hàn Quốc, lãnh thổ Đài Loan) và các nước Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan cho thấy, biện trợ chỉ là yếu tố ngoại sinh, thứ yếu, còn tiềm lực con người của mỗi quốc gia mới là yếu tố nội sinh, chi phối, quyết định. Bởi vì những tác nhân bên ngoài chỉ phát huy tác dụng thông qua các yếu tố bên trong, đặc biệt là yếu tố con người. Sự thần kỳ của Nhật Bản là kết quả của sự kết hơp kỹ thuật phương Tây gắng với văn hóa Nhật Bản biết lao động có kỹ thuật và kỷ luật cao, với những giá trị văn hoá, truyền thống tốt đẹp cùng chính sách sử dụng hữu hiệu nguồn lực con người thì dù có được viện trở 6 tỷ đôla hay hơn nữa nước Nhật cũng không thể trở thành một cường quốc kinh tế như hiện nay.

Ngày nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới các hình thức khác nhau đang là phương thức có tính phổ biến trong hợp tác kinh tế quốc tế. Các nước đang phát triển muốn thông qua con đường này để thu hút vốn đầu từ, tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Song mức độ tiếp thu và hiệu quả của nó lại phụ thuộc chủ yếu vào khả năng của đội ngũ lao động. Điều này ít nhiều đã được minh chứng thông qua thực tiễn hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào nước ta trong những năm vừa qua. Chẳng hạn, do thiếu hiểu biết hoặc yếu kém về phẩm chất đạo đức của một số cán bộ Việt Nam trong các xí nghiệp liên doanh, phía Việt Nam đã nhập khẩu nhiều thiết bị máy móc lạc hậu không đảm bảovề yêu cầu chất lượng với giá cao, hay do hạn chế về trình độ chuyên môn và ngoại ngữ nên người lao động Việt Nam chưa chủ động khai thác tốt, có hiệu quả những công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến,… Thực tế cho thấy, hàng trăm nước lạc hậu có thể kế thừa những kinh nghiệp đồ sộ và sự trợ giúp bên ngoài của những nước phát triển, nhưng số nước thành công không nhiều. Xin nhấn mạnh rằng nguồn lực bên ngoài tuy quan trọng nhưng chỉ là sự hỗ trợ, giúp đỡ, không thể thay thế cho vị trí quyết định của nguồn lực bên trong. Về nguyên tắc, việc thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải dựa vào các nguồn lực trong nước là chủ yếu. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Để công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cần huy động nhiều nguồn vốn, gắn với việc sử dụng vốn có hiệu quả. Trong đó, nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn từ bên ngoài là quan trọng”. Nói một cách tổng quát, sự trợ lực quốc tế (trong đó hợp tác và đầu tư nước ngoài là chủ yếu) là nguồn lực bên ngoài quan trọng vì nó tạo ra “cú huých” kinh tế, nhất là với các nước bước vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ điểm xuất phát thấp như nước ta, nhưng sức mạnh của “cú huých” đó đến đâu, tác động tích cực của nó như thế nào là còn phụ

thuộc vào yếu tố con người của nước tiếp nhận nguồn lực đó. Trong tác phẩm Hưng thịnh và suy vong của các cường quốc, nhà sử học Mỹnổi tiếng Paul Kennedy cũng cho rằng: “Sức mạnh của một quốc gia – dân tộc… trước hết bao gồm bản thân quốc gia đó: những con người với những tài năng, nghị lực, tham vọng, kỷ luật, sáng kiến của họ”

Một phần của tài liệu vai trò của vốn con người đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh tại các hộ nông dân ở thị trấn cổ lễ huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 33 - 37)