a, Dân số và cơ cấu lao động.
3.2.2.2 Thông tin sơ cấp
Để đánh gía vai trò của vốn con người đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh tại các nông hộ chúng tôi tiến hành điều tra bằng bảng hỏi được xây dựng sẵn, phỏng vấn trực tiếp
* Phương pháp điều tra
- Cán bộ cơ quan khuyến nông và hội nông dân cơ sở: 3 người
- Hộ nông dân: Nghiên cứu điều tra 60 hộ. Bởi vì, thị trấn Cổ Lễ có 10 đội sản xuất, cây đào được trồng tại hầu hết các đội, trong đó đó đội 3 trồng đào lâu nhất sau đó đến đội 7, tiếp đến khu vực trồng đào muộn nhất là đội 1. Tỷ lệ hộ trồng từ 4-8 năm chiếm đa số trong tổng hộ trồng đào nơi đây, trong phần còn lại, thì các hộ trồng các hộ trồng 1-3 năm nhiều hơn các hộ trồng 9-14 năm. Cho nên, mẫu 60 hộ đại diện, được phân bố như sau: ở
đội 3 sẽ chọn ra 10 hộ có kinh nghiệm 9-14 năm, đội 7 chọn 38 hộ có kinh nghiệm 4-8 năm, còn đội 1 chọn 12 hộ có kinh nghiệm 1-3 năm, các hộ trong nhóm nghiên cứu có sự khác nhau về trình độ học vấn, giới tính, tuổi tác, và mức độ tiếp cận với các nguồn thông tin.
Bộ câu hỏi gồm các câu hỏi bán cấu trúc nhằm thu thập có nội dung xoay quanh vấn đề vốn con người và sự phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh.
+ Đối với cán bộ nông nghiệp cơ sở
• Hỏi về tình hình sản xuất và tiêu thụ đào cảnh chung của địa phương
• Hỏi về sự tiếp cận của hộ trồng đào với các thông tin từ nguồn cơ quan nông nghiệp địa phương, việc các cơ quan này chủ động đưa kiến thức kỹ năng đến cho hộ trồng đào
+ Đối với hộ trồng đào
• Câu hỏi liên quan đến vốn con người của hộ
• Câu hỏi liên quan đến, hiệu quả kinh tế hộ thu được từ cây đào
• Câu hỏi liên quan đến các suy nghĩ và quyết định sản xuất, tiêu thụ của hộ