- Một số nhân vật có thể nắm được thông tin chung
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.7 Vai trò của nguồn vốn con người đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh
tiêu thụ đào cảnh
Bảng 4.7: Vai trò của nguồn vốn con người đối với hiệu quả kinh tế sản xuất và tiêu thụ đào cảnh
người cao người thấp
Số Hộ 2 2
Hiệu quả kinh tế/hộ 4,65 1,72
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2009
(Số liệu chi tiêt: Phần phụ lục, nhóm bảng 7)
Vốn con người là một yếu tố tổng hợp, nó bao gồm và phụ thuộc vào trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm trồng đào, cũng như sự chủ động tiếp cận với các thông tin của hộ. Hộ được coi là có nguồn vốn con người khi đạt được kết quả cao về các tiêu chí nêu trên (có kinh trình độ cấp 2 hoặc cấp 3, kinh nghiệm trên 4 năm, tiếp cận 3 nguồn thông tin) và ngược lại (hộ có trình độ cấp 1, kinh nghiệm 1-3 năm, tiếp cận với 1 nguồn thông tin). Việc có nguồn vốn con người đem lại hiệu quả kinh tế trung bình cho nhóm hộ là 4,65 gấp 2,70 lần so với nhóm hộ không có nguồn vốn con người.
Hiện tượng đào nở muộn có rất nhiều cách xử lý như tưới nước ấm, bới gốc, bón phân, hay chăng đèn thì hầu hết hộ nào cũng biết và áp dụng, còn đào nở sớm, đây cũng là một hiện tượng phổ biến nhưng cách xử lý phổ biến nhất thì chưa có, biện pháp của 2 hộ chưa có vốn con người thấp chỉ là ngắt triệt để tất cả những hoa đã nở sớm, ra hoa nào ngắt hoa, còn với 2 hộ có vốn con người cao thì họ để nguyên cho hoa nở sớm và lộc non phát triển chỉ đến khi gần tiêu thụ mới tiến hành ngắt những cánh hoa nhưng sẽ để lại cuống, sau này sẽ phát triển thành các quả con làm tăng thêm đẹp của cây, đồng thời họ bới gốc giảm sự tiếp xúc của rễ và đất, giảm sự hút chất dinh dưỡng của cây. Với sự những kiến thức về chất dinh dưỡng và sự ra hoa của cây trồng các hộ có nguồn vốn con người tốt đã đưa ra những biện pháp đúng đắn và hiệu quả còn các hộ khác thì ngược lại.
Trong khi các hộ có nguồn vốn con người tốt biết được cách chữa trị bệnh nấm thì những hộ mà nguồn vốn con người còn thấp, khi được phỏng vấn đều trả lời rằng nấm ở đào là một loại bệnh vô phương cứu chữa.
Đào cảnh là cây chụi hạn, không chụi úng là lý thuyết rất cơ bản mà lẽ ra hộ nông dân nào có ý định sản xuất đào cảnh để đem lại thu nhập cho hộ cũng phải biết nhưng trong khi đó có những thuộc nhóm có vốn con người thấp cho rằng đào là cây ưa đất có độ ẩm cao vì thế đất được lựa chọn trồng đào của nhóm hộ là những chỗ thấp, khó thoát nước và kết quả là tỷ lệ đào chết trong năm 2009 rất cao.
Một thực trạng nữa là, trong khi có số đào chết nhiều nhưng nhóm hộ có nguồn lực thấp khi được hỏi: tại sao cùng chăm sóc như nhau mà cây đào của hộ lại có cây chết, cây mù và cây xấu thì không trả lời được hoặc trả lời rất chung chung, là do thời tiết, do sâu bệnh hay kém phân… còn các hộ có vốn con người cao thì hoàn toàn ngược lại, 2 hộ được hỏi , ngoài những câu trả lời rất chi tiết, họ còn phân tích một cách rất khoa học.
Tổng kết các bảng trên ta thấy: Dù phân chia các nhóm hộ theo các yếu tố cấu thành vốn con người ở các hộ trồng đào tại thị trấn Cổ Lễ một cách độc lập hay phối hợp hai hoặc nhiều yếu tố với nhau và so sánh HQKT giữa các nhóm thì một xu hướng chung có thể đưa ra ở đây là: HQKT trung bình của các nhóm hộ đạt cao hơn khi nhóm hộ đó có kết quả bình xét về tiêu chí đó cao hơn. Vì vậy, phát triển vốn con người cho các hộ trồng đào là một việc rất cần thiết để nâng cao nguồn thu nhập từ cây đào cho các hộ. Số năm kinh nghiệm và trình độ học vấn là các biến có thể nói là cố định, không thể thay đổi, còn trình độ chuyên môn - một biến phụ thuộc nhiều vào sự chủ động tiếp nhận các nguồn thông tin của hộ thì rất linh động trong việc làm tốt thêm nó, mặt khác nó lại có ảnh hưởng rất lớn đến HQKT của hộ, vì vậy, ngoài việc tự mình ý thức tiếp nhận thì việc chính quyền địa phương tạo
điều kiện cho hộ tiếp cận càng nhiều nguồn thông tin trong sản xuất và tiêu thụ đào cảnh là rất nên làm để nâng cao vốn con người cũng như phát triển