Tình hình tiêu thụ

Một phần của tài liệu vai trò của vốn con người đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh tại các hộ nông dân ở thị trấn cổ lễ huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 53 - 55)

- Một số nhân vật có thể nắm được thông tin chung

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.2 Tình hình tiêu thụ

Khi xã hội càng phát triển, thì các loại hoa cây cảnh ngày càng được nhiều người yêu thích và chọn mua, Nam Điền cách Cổ Lễ 13 (km) là địa phương trồng cây cảnh rất nổi tiếng trong và ngoài tỉnh Nam Định với các loại cây xanh, si, quất cảnh… có thế đẹp, chất lượng cao và một số nơi khác trong tỉnh trồng hoa cúc, hải đường, trà cũng rất nổi tiếng… do vậy trồng đào cảnh, người dân Cổ Lễ có thể giảm được sự canh tranh về thị trường với những địa phương đó. Qua một thời gian dài sản xuất và tiêu thụ với những thăng trầm khác nhau, sự phát triển tiêu thụ đào cảnh được thể hiện ở nhiều khía

Thứ nhất, là sự phát triển về phạm vi không gian thị trường tiêu thụ và đối tượng khách hàng. Nếu như, trước đây lượng đào cảnh trồng ra chủ yếu

được bán cho người dân địa phương thì hiện nay kênh tiêu thụ chủ yếu là lái buôn hay nhiều nhà trồng với diện tích lớn đã đem đào ra các thị trường khác tiềm năng hơn thị trường địa phương như: Thái Bình, Lào Cai, Hải Phòng, Yên Bái,…. để tiêu thụ được nhiều và giá cả được cao. Người mua đào Cổ Lễ không chỉ dừng lại trong dân địa phương hay khách đi đường mà còn được mở rộng ra cả các cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức xã hội, tổ chức sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn thị trấn. Nhờ có sự phát triển về chất lượng sản phẩm cũng như là các mối quan hệ trong tiêu thụ của người trồng đào mà, các đối tượng này không còn mua những cây quất to, hay những cành đào rừng bề thế của các thương lái như trước đây nữa mà giờ đây họ đã giúp người trồng đào địa phương tiêu thụ phần lớn số đào cựu đẹp với hình thức “thuê trả lại gốc”. Như vậy, không chỉ tăng thêm về thị trường và đối tượng tiêu thụ, mà hình thức tiêu thụ đào cũng có sự thay đổi, nếu như trước đây, tồn tại một hình thức duy nhất là “mua đứt bán đoạn” thì hiện nay người trồng đào còn tiến hành cho thuê các cây dáng to, thế đẹp, những khách hàng thuê đào thường vào tận vườn để chọn thuê, mà đào được tiêu thụ lẻ tại vườn bao giờ cũng đắt hơn nếu đem ra chợ, mặt khác, khác với việc đem ra chợ bán, việc bán đào tại vườn ngoài việc giữ được mối quan hệ lâu dài nó còn giúp giữ lại được các gốc đào đẹp cho vụ sau, trong đó gốc đào cựu đẹp. Không chỉ còn trồng và bán sản phẩm của chính mình như trước đây, hiện nay, các chủ vườn còn thực hiện cấy thuê, họ nhận gốc đào cựu của khách, họ tiến hành chăm sóc, cho ra hoa, rồi tuỳ vào chất lượng sản phẩm cấy thuê mà họ nhận được một khoản tiền lớn hay nhỏ từ vài chục đến trăm nghìn đồng, tuy nhiên hình thức cấy thuê này không phổ biến, bởi nó chỉ có ở những chủ vườn đã có uy tín và những khách hàng có những đào đẹp trong khi đó số lượng 2 đối tượng này lại không nhiều.

Kênh tiêu thụ chính, giá cả: Với mỗi loại đào khác nhau được tiêu thụ theo các kênh khác nhau. Các kênh tiêu thụ phổ biến nơi đây là: kênh bán buôn được áp dụng chủ yếu cho các loại đào tơ, đẹp. Kênh bán lẻ được áp dụng cho các cây đào cựu, các cây đào tơ còn lại sau khi bán buôn. Các cây đào được bán lẻ chủ yếu tại vườn hoặc dọc theo đường 21, khu vực trung tâm thị trấn. Song song với việc diện tích đào của Cổ Lễ ngày càng tăng, lượng đào cung ra thị trường ngày càng nhiều là thực trạng về các loại hoa cây cảnh khác đặc biệt là quất cảnh có mặt tại thị trường địa phương cũng ngày càng tăng cả về số và chất lượng, trong khi lượng tiêu thụ hoa cây cảnh ngày tết lại ổn định, mỗi hộ gia đình bình thường chỉ chơi một cây đào, hoặc một cây quất, rất ít gia đình chơi mỗi loại một cây, họ chơi cái này thì thôi cái kia cho nên sự cạnh tranh trên thị trường nhà mà các chủ vườn đào cảnh phải đối mặt ngày càng lớn, vì khó khăn tiêu thụ này mà phần lớn trong tổng diện tích đào địa phương được theo kênh bán buôn, tiêu thụ tại các thị trường tiềm năng ngoài tỉnh.

Vấn đề giá cả trong tiêu thụ cũng được cải thiện, cụ thể như: năm 2005, giá cả trung bình của một cây đào tơ chỉ 30 nghìn đồng, thấp hơn giá trung bình của một cây quất cảnh 10 (nghìn đồng), nhưng tại thời điểm năm 2009, gía đào tơ ở thị trường địa phương cũng tăng lên đạt 80 - 90 (nghìn đồng/cây) ngang bằng với giá quất cảnh. Nếu tại thời điểm 2005, cây đào có giá cao nhất mà người dân tiêu thụ là 1500 (nghìn đồng) còn dịp tết năm 2009 người dân thì con số 6000 (nghìn đồng) mới là giá trị của cây đào được tiêu thụ với giá cao nhất.

Một phần của tài liệu vai trò của vốn con người đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh tại các hộ nông dân ở thị trấn cổ lễ huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w