Vai trò của trình độ học vấn và việc tiếp cận với các nguồn thông đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ của đào cảnh

Một phần của tài liệu vai trò của vốn con người đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh tại các hộ nông dân ở thị trấn cổ lễ huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 68 - 69)

- Một số nhân vật có thể nắm được thông tin chung

4.2.6Vai trò của trình độ học vấn và việc tiếp cận với các nguồn thông đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ của đào cảnh

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.6Vai trò của trình độ học vấn và việc tiếp cận với các nguồn thông đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ của đào cảnh

đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ của đào cảnh

Bảng 4.6: Vai trò của trình độ và sự tiếp cận các nguồn thông tin đối với hiệu quả kinh tế sản xuất và tiêu thụ đào cảnh

Trình độ, mức độ tiếp cận nguồn

thông tin Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Không tiếp cận nguồn nào Không có 2,08 284 Tiếp cận 1 nguồn thông tin 2,21 2,34 3,45 Tiếp cận 2 nguồn thông tin 2.48 3.38 3,92 Tiếp cận 3 nguồn thông tin 3,77 4,19 4,61

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2009

(

(Số liệu chi tiết: Phần phụ lục, nhóm bảng 6) Qua bảng số liệu ta thấy:

HQKT trung bình tăng dần theo trình độ học vấn và mức độ tiếp cận với các nguồn thông tin của từng nhóm hộ. Nhóm hộ có trình độ cấp 3 và tiếp cận với cả 3 nguồn thông tin có HQKT trung bình cao nhất là 4,61, hộ có trình độ cấp 2 có tiếp cận với 2 nguồn thông tin và hộ trình độ cấp 1, tiếp cận với 1 nguồn thông tin chỉ có HQKT trung bình là 3,38 và 2,21. Trong các nhóm hộ có cùng trình độ học vấn thì HQKT trung bình của các nhóm hộ lại tỷ lệ thuận với mức độ tiếp cận các nguồn thông tin, tuy có cùng trình độ cấp 1 nhưng những hộ tiếp cận với 3 nguồn thông tin có HQKT trung bình là 3,77 gấp 1,62 lần HQKT trung bình của nhóm hộ tiếp cận với 1 nguồn thông tin, ở các nhóm hộ có trình độ cấp 2 thì nhóm tiếp xúc với 3 nguồn thông tin có HQKT trung bình là 4,19 gấp 2,01 lần HQKT của nhóm hộ tiếp cận với không nguồn thông tin. Tuy nhiên, khi so sánh 1 số trường hợp cụ thể, về HQKT trung bình của nhóm hộ có trình độ cấp 2 nhưng lại có sự chủ động tiếp cận với 3 nguồn thông tin và của nhóm hộ có trình độ cấp 3 và chỉ chủ động tiếp cận với 2 nguồn thông tin thì nhóm thứ nhất có

kết quả là 4,19, cao hơn nhóm thứ hai. Hay tuy trình độ có thấp hơn cấp 2 nhưng với sự chủ động cao hơn là tiếp cận với 3 nguồn thông tin thì HQKT trung bình của nhóm trình độ cấp 1 và tiếp cận 3 nguồn thông tin là 3,77 cao hơn 0,11 lần so với HQKT trung bình của nhóm có trình độ cấp 2 nhưng chỉ tiếp cận với 2 nguồn thông tin. Điều này nói nên rằng, trước đây có thể nền tảng kiến thức của hộ chưa tốt, hộ chưa có nhiều những kiến thức từ chính những trải nghiệm thực tế của mình nhưng nếu hộ biết khắc phục yếu điểm đó bằng cách chủ động học hỏi, tiếp thu những sự hiểu biết hay những đúc rút của người khác và vận dụng linh hoạt vào trường hợp của mình thì thành công của hộ sẽ không kém gì các hộ đã có nhiều năm gắn bó với cây đào. Số năm kinh nghiệm có thể được coi là biến cố định và không phụ thuộc mong muốn chủ hộ nhưng mức độ tiếp cận các nguồn thông tin lại là một biến rất linh động, dễ thay đổi và nó phụ thuộc phần nhiều vào ý muốn chủ quan của hộ, vì vậy để có những kiến thức bổ ích phục vụ cho việc nâng cao HQKT từ cây đào thì việc tích cực học hỏi, tiếp cận với các nguồn thông tin là rất cần thiết đối với mọi đối tượng trồng đào, việc này không chỉ quan trọng với những người mới trồng, mà cả với những người đã nhiều năm gắn bó với cây đào cũng vậy, bởi khoa học kỹ thuật đang càng phát triển cao, cho ra đời ngày càng nhiều những công cụ sản xuất, chất hoá học hay cách làm mới giúp tiết kiệm chi phí nhưng lại nâng cao kết quả vì vậy ngoài những cách làm truyền thống có hiệu quả ta còn phải biết tận dụng và phối kết hợp cả những phương pháp hiện đại.

Một phần của tài liệu vai trò của vốn con người đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh tại các hộ nông dân ở thị trấn cổ lễ huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 68 - 69)