Sự tiếp cận thông tin và vai trò của cây đào trong thu nhập của chủ hộ

Một phần của tài liệu vai trò của vốn con người đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh tại các hộ nông dân ở thị trấn cổ lễ huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 73 - 75)

- Một số nhân vật có thể nắm được thông tin chung

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.1.3 Sự tiếp cận thông tin và vai trò của cây đào trong thu nhập của chủ hộ

chủ hộ

Tất cả các hộ trồng đào có thu nhập chính từ các ngành nghề khác như chuyên trở thuê, thợ nề, thợ làm nhôm… cho rằng họ thiếu thời gian để đi đến các nông dân khác, cơ quan, chính quyền hay đọc sách báo để tìm hiểu về các vấn đề sản xuất và tiêu thụ đào và mức độ hộ tiếp cận với các nguồn thông tin này rất thấp, hộ không tiếp cận hoặc chỉ tiếp cận với 1 nguồn thông tin đó là những người trồng đào xung quanh. Còn những hộ mà đào cảnh lại

là 1 nguồn thu nhập chính, hoặc cùng với 1 số nguồn thu nhập khác, đào cảnh góp phần đáng kể vào thu nhập của hộ thì mức độ chủ động tiếp cận các nguồn thông tin của hộ có sự tích cực hơn, phần đa hộ tiếp cận tự 2 đến 3 nguồn thông tin. Nếu có thu nhập chính từ cây đào, hộ sẽ giành nhiều thời gian và trí tuệ cho việc phát triển sản xuất và tiêu thụ nhằm nâng cao nguồn thu nhập này, cải thiện kinh tế hộ. Những hộ mới trồng, thì nguồn thông tin tiếp cận chủ yếu là các hộ nông dân khác sau đó mới đến tài liệu, sách báo, cũng như là sự giúp đỡ của cán bộ nông nghiệp. Còn những hộ đã có nhiều kinh nghiệm cũng như là sự hiểu biết thì nguồn thông tin chủ yếu họ tiếp cận là các nhà thuốc BVTV, cán bộ khuyến nông, hay cán bộ hội nông dân. Để có được những kiến thức trong sản xuất, mỗi chủ hộ có những cách tìm kiếm thông tin khác nhau, có người thì dựa vào những kiến thức mình đã có trong quá trình sống, và sản xuất đào, hay những cây con khác để tự xác định và đưa ra cách giải quyết vấn đề, nhưng có hộ thì lại rất coi trọng và chỉ tham khảo những ý kiến của các chủ vườn có kinh nghiệm, kiến thức, họ là những người sản xuất và tiêu thụ đào hiệu quả, có uy tín với bà con trong làng ngoài xã, mặt khác, còn tồn tại những chủ vườn thì chú ý tiếp nhận các thông tin mọi lúc mọi nơi có thể, khi gặp khó khăn, họ chủ động tìm đến các hộ trồng đào khác để học hỏi, không chỉ đến những hộ có trồng đào đã có “tiếng” mà họ còn đến cả những gia đình mới trồng để học hỏi bởi theo họ, “tuy cùng trồng đào nhưng mỗi người sẽ có những phương pháp và cách làm hay cho vườn nhà mình, nói một cách chung chung, có thể mình có kinh nghiệm, sự hiểu biết nhiều hơn một ít nhưng có phải cái gì mình cũng biết, cũng giỏi đâu? có nhiều vấn đề mình chưa gặp, chưa nghe thấy, chưa biết cách giải quyết thế nào? Có thể ngay cả những hộ trồng đào rất lâu năm rồi cũng vậy, đó có thể là vấn đề về một số kỹ thuật hay đặc biệt là vấn đề về thị trường đầu vào và đầu ra, nhưng khi hỏi những hộ mới trồng hoặc những hộ

mà được coi là có kiến thức về trồng đào chưa nhiều thì họ lại biết, bởi vì họ vườn nhà họ đã gặp phải cho nên họ đã từng suy nghĩ, tìm cách giải quyết, hoặc cũng có thể họ đã đọc, đã nghe về nó ở đâu đó, vì vậy để có các kiến thức và cách giải quyết vấn đề một cách chính xác và nhanh nhất trong sản xuất và tiêu thụ đào cảnh thì việc phải tận dụng tất cả các nguồn thông tin có thể là việc rất quan trọng, phải mạnh dạn hỏi về khó khăn của mình để được sự giúp đỡ, hỏi chỗ này không được thì hỏi chỗ khác thì mới khôn lên được” – đó là ý kiến của ông Dương Văn Bốn, vừa là hộ trồng đào vừa là đội trường đội sản xuất số 1 của thị trấn Cổ Lễ.

Một phần của tài liệu vai trò của vốn con người đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh tại các hộ nông dân ở thị trấn cổ lễ huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 73 - 75)