Điều kiện thời tiết, tự nhiên, đất đai:

Một phần của tài liệu vai trò của vốn con người đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh tại các hộ nông dân ở thị trấn cổ lễ huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 29 - 31)

Đất đai là yếu tố không thể thiếu cũng như không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp, để cây trồng cho năng suất, chất lượng sản phẩm cao yêu cầu con người phải có những phân bổ phù hợp “đất nào cây ấy”, đào cảnh cũng vậy, là loại cây rất kén đất, không phải phần đa các loại đất đều trồng được đào, muốn có đào đẹp yêu cầu đất phải là loại pha cát, khô thoáng nhưng phải đủ ẩm. Nếu đất trũng, quá ẩm, cây sẽ bị úng và chết trong

thời gian ngắn, còn đất khô không ẩm thì cây không lớn được, còi cọc, hoa kém, và không cho năng suất, chất lượng...

Nếu như với nhiều loại nông sản, cho sản phẩm sớm, hay muộn so với chính vụ thì sản phẩm vẫn có thể tiêu thụ được, thậm chí giá cả còn cao hơn vụ chính, đối với đào cảnh, cho hoa nở đúng tết nguyên đán là yếu tố đầu tiên quyết định kết quả, sự thành công cũng như thất bại của người trồng đào trong một năm vất vả. Cũng như các loại cây trồng khác, trồng đào được coi là nghề “đánh bạc với trời”. Hoa nở vào dịp tết hay không? lại phụ thuộc chủ yếu vào diễn biến nhiệt độ của thời tiết. Nhiệt độ thích hợp vào thời gian cuối năm tạo điều kiện thích hợp cho đào ra hoa là 17 – 18oC. Nếu nhiệt độ biến đổi liên tục, thời gian gần tết trời rét đậm, rét hại nhiều nụ đào thường bị “két”, không phát triển và bung hoa ra được, còn nếu trời ấm nắng nhiều, nụ lại phát triển rất nhanh, hoa sẽ nở và tàn sớm trước tết. Sự bất lợi của thời tiết, đặc biệt là vấn đề về nhiệt độ quá ấm hay quá lạnh đều gây khó khăn và tổn thất cho người trồng đào, kể cả với những người đã có kỹ thuật, kinh nghiệm nhiều năm trong nghề.

b, Con người:

Cây đào, nếu không có bàn tay con người chăm sóc, sẽ có tán xấu, ra hoa không đúng dịp, không cho giá trị thẩm mỹ cũng như giá trị kinh tế. Vì thế, để một cây đào có dáng đẹp, hoa nhiều, tiêu thụ vào dịp tết, đòi hỏi người trồng đào phải có những kiến thức, kinh nghiệm nhất định trong tạo dáng, tạo thế và xử lý ra hoa. Chẳng hạn, từ một cây đào giống có tán lá tự nhiên (đối với đào tơ) hoặc đã được tạo sẵn (đối với đào trồng lại năm 2, năm 3…), người trồng đào sẽ phải duy trì, củng cố hoặc phát triển tạo thế cây mới đẹp hơn trên cơ sở hiểu biết được hình dáng các loại thế cây cơ bản qua học hỏi ở tài liệu, kinh nghiệm của người khác và thực tế sản xuất của bản thân. Ví dụ: Thế long giáng hình con rồng sà xuống mặt đất, thế phu thê:

hai cành cấp 1 quấn quýt lấy nhau, thế quần tụ: tán cao (biểu tượng của cha) tạo bởi thân chính, cao, các tán phụ biểu tượng cho các con, cháu) bao xung quanh tạo bằng những cành thấp nhỏ hơn. Thế phức tạp sẽ tốn nhiều thời gian, công phu nhưng lại có giá trị kinh tế cao khi bán ra thị trường. Còn xử lý nở hoa đúng dịp tết là một bí quyết riêng của người trồng đào, nó phụ thuộc vào bề dày kinh nghiệm, tay nghề của từng người, tuy thường có một số biện pháp riêng biệt hay phối hợp với nhau nhưng phải còn tuỳ năm (nhuận hay thường), tuỳ thời tiết (thuận hoặc không), tuỳ cây (sinh trưởng tốt hay xấu) mà linh động áp dụng.

Một phần của tài liệu vai trò của vốn con người đối với sự phát triển sản xuất và tiêu thụ đào cảnh tại các hộ nông dân ở thị trấn cổ lễ huyện trực ninh tỉnh nam định (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w