4. Kinh nghiệm quốc tế về giải quyết vấn đề đói nghèo
4.2. Giải quyết đói nghèo ở Trung Quốc
Trung Quốc là một nước đông dân nhất thế giới và có khoảng 250 triệu người nghèo. Theo thống kê của Trung Quốc thì tỉ lệ đói nghèo chiếm khoảng 8,8% dân số (Số liệu của FAO, 1990). Ngay từ những năm 1980 Chính phủ đã đưa ra chương trình xóa đói giảm nghèo với những bước đi phù hợp, đến những năm 1990 số nghèo còn 125 triệu, đến 1995 còn 65 triệu.
Trong khi tập trung phát triển kinh tế thì Trung Quốc đã dành lượng lớn nhân lực, nguyên liệu và nguồn tài chính cho người nghèo để giải quyết vấn đề nghèo đói. Chính phủ Trung Quốc chủ trương phát triển ngành công nghiệp địa phương như: phát triển công nghiệp nông thôn góp phần chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp. Riêng vùng sâu vùng xa Chính phủ Trung Quốc chủ trương kết hợp khai thức tổng hợp nông nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển ngành nghề của địa phương, phòng chống dịch bệnh, phổ cập giáo dục, nâng cao trình độ văn hóa, trình độ kỹ thuật cho người lao động, khống chế mắc tăng dân số, khai thức hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái.
Ngoài ra còn có chính sách tín dụng cho hộ nghèo vay vốn với lãi suất thấp, thực hiện ưu đãi về thuế, tín dụng, tăng đầu tư, khuyến khích các tổ chức xã hội giúp đỡ các vùng nghèo, phổ biến kinh nghiệm từng vùng rồi nhân rộng với phương châm “Bà con giúp đỡ lần nhau”.
Trung Quốc đã tiến hành nhiều biện pháp để đảm bảo tất cả những người lao động đề có việc làm với một hệ thống giúp người lao động đề có việc làm. Trung Quốc đã áp dụng chính sách kết hợp với những văn phòng giới thiệu việc làm với một hệ thống giúp người lao động có được việc làm. Cung cấp những dịch vụ tư vấn về công việc, vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thong được chính phủ Trung Quốc ưu tiên thực hiện. Trung Quốc đã đặt ra những chương trình thí điểm nhằm chuyển giao công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các vùng nông thôn và Trung Quốc đã thu được kết quả to lớn, sản xuất ngày càng phát triển. 4.3. Giải quyết vấn đề nghèo đói ở Ấn Độ
Ấn Độ là một nước có số người nghèo nhiều nhất thế giới và có khoảng 420 triệu người ở tình trạng đói nghèo, chiếm 55% dân số cả nước. Ấn Độ đưa ra vấn đề phát triển toàn diện nhằm khơi dậy tiềm năng ở nông thôn, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất tăng nhanh năng suất vật nuôi cây trồng đi liền với nó là phát triển công nghiệp nông thôn. Với các chương trình phát triên nông nghiệp đạt được kết quả cao đã đưa Ấn Độ từ một nước phải nhật khẩu lương thực trở thành một nước có thể tự cung cấp lương thực cho nhân dân cả nước. Các vấn đề này đã được thể hiện ngay trong các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống về mặt kinh tế văn hóa và xã hội.
4.4. Giải quyết vấn đề đói nghèo ở Nhật Bản
Nhật Bản đã vươn lên là một nước cường quốc kinh tế, đời sống nhân dân được nâng cao nhờ áp dụng một số biện pháp xóa đói giảm nghèo sau:
- Thực hiện quá trình dân chủ hóa sau chiến tranh nhằm tạo lập một nền kinh tế thị trường bao gồm nhiều chủ thể, có sự bình đẳng tương đối trong sản xuất kinh doanh, thực hiện dân chủ hóa lao động.
- Xóa bỏ cơ sở gây ra sự phân hóa giàu nghèo, tạo lập mặt bằng bình đẳng hơn cho xã hội. Đối với tài sản và đất đai thực hiện mục tiêu “ruộng đất cho dân cày”.
- Can thiệp mạnh mẽ của nhà nước vào nền kinh tế thị trường, đảm bảo sự phát triển mục tiêu ưu tiên.
- Tập trung cao cho phát triển kinh tế, làm cơ sở để cải tổ, hỗ trợ cuộc sống cho người nghèo, giảm phân hóa giàu nghèo và tạo nên sự cân bằng trong xã hội.
- Thực hiện chính sách cùng hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế.
- Thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội như: thong qua hệ thổng bảo hiểm rộng lớn trên các lĩnh vực, tương trợ công cụ, dịch vụ, phúc lợi bảo hiểm xã hội…
BÀI 2
HỆ THỐNG DỊCH VỤ XÃ HỘI HỖ TRỢ NGƯỜI NGHÈO Mã bài: MĐ 26_B02
Giới thiệu: Cung cấp một số kiến thức cơ bản về hệ thống dịch vụ xã hội hỗ trợ người nghèo. Từ đó, người họcvận dụng được vào trong quá trình trợ giúp đối tượng.
Mục tiêu:
- Kiến thức: Trình bày được khái niệm và hệ thống các dịch vụ xã hội hỗ trợ người nghèo.
- Kỹ năng: Trợ giúp và tham vấn cho các đối tượng trong việc kết nối với các dịch vụ để giải quyết các vấn đề của bản thân, gia đình họ;
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện được tính tích cực, sáng tạo trong học tập và phẩm chất nghề nghiệp.
Nội dung chính:
1. Hỗ trợ người nghèo về nhà ở và đất sản xuất
Đối với người nghèo việc luôn cố gắng để đảm bảo được các nhu cầu cơ bản tối thiểu của bản thân và gia đình đã là một sự nỗ lực và phấn đấu vô cùng lớn. Họ tham gia vào tất cả các hoạt động kinh tế trong mọi điều kiện có thể, tích cực làm việc, bươn chải, có thể làm bất cứ một việc gì miễn là có cái để mưu sinh, không để bị đói, bị rét hay bị mắc bệnh tật, kiếm ra tiền để chi trả cho cuộc sống hằng ngày.
Trên thực tế, với người nghèo việc có cơ hội để mua nhà, xây nhà hay sở hữu một căn nhà bình thường dường như là một điều xa sỉ đối với họ hiện nay chưa nói tới những căn nhà sang trọng đầy đủ tiện nghi, nhất là những người nghèo ở vùng miền núi, nông thôn, hải đảo,. Chính vì vậy, việc tích cực vận động thực hiện các
chính sách xã hội dành riêng cho người nghèo, tác động tới các DVXH để hỗ trợ cho người nghèo về nhà ở tại các khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo và cả cải thiện nhà ở, ưu tiên hộ nghèo có người cao tuổi, người khuyết tật, phụ nữ đơn thân, gia đình cách mạng, người có công là một nỗ lực nhằm mang tới công bằng cho người dân đúng theo chính sách của Đảng, Nhà nước để cho người nghèo có được một nơi để ở, để họ yên tâm cho công việc sản xuất kiếm thu nhập nuôi sống gia đình. Đây chính là nhiệm vụ cơ bản nhất đối với đội ngũ làm CTXH, bởi hơn ai hết, những NVXH cần nhìn rõ thấu đáo đây vừa là trách nhiệm cũng vừa là quyền lợi lớn lao nhất.
NVXH cũng tham gia vào quá trình xây dựng hoặc tác động vào các cơ chế, chính sách; tìm kiếm các dịch vụ xã hội ở trong và ngoài cộng đồng để hỗ trợ nhà ở cho đối tượng là người nghèo tại các đô thị trên cơ sở huy động những nguồn lực của cộng đồng, gia đình, dòng họ, các tổ chức chính trị xã hội,.
Các chương trình 134 (Quyết định 134/2004) về hỗ trợ nhà ở và đất sản xuất cho đồng bào dân tộc và Quyết định 167 về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo nhằm giải quyết được cơ bản nhu cầu về nhà ở và đất sản xuất cho hộ nghèo nhất; ngoài ra đối với người nghèo ở vùng thành thị cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước, các dịch vụ như bán nhà cho người có thu nhập thấp; xây dựng các khu chung cư cho người có thu nhập thấp;.
Thực hiện có hiệu quả chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp 5với các nội dung sau:
Mục đích: Nhằm mục đích hỗ trợ các hộ nghèo để có nhà ở ổn định, an toàn,
từng bước nâng cao mức sống, góp phần xoá đói, giảm nghèo bền vững. 1.1. Đối tượng, phạm vi áp dụng và nguyên tắc áp dụng:
1.1.1. Đối tượng:
Là hộ nghèo, đang cư trú tại địa phương, có trong danh sách hộ nghèo do UBND cấp xã quản lý.
QĐ 167/2008/QĐ-TTg, 12/12/2008, của Thủ tướng Chính phủ, về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và QĐ 67/2010/QĐ-TTg, 29/10/2010, của Thủ tướng Chính phủ, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của QĐ 167/2008/QĐ- TTg.
có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở;
Hộ không thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại QĐ số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn và theo các chính sách hỗ trợ nhà ở khác.
Xếp loại thứ tự ưu tiên hỗ trợ: Thực hiện ưu tiên hỗ trợ trước cho các đối tượng theo thứ tự sau đây:
+ Hộ gia đình có công với cách mạng; + Hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số;
+ Hộ gia đình trong vùng thường xuyên xảy ra thiên tai;
+ Hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật.); + Hộ gia đình đang sinh sống trong vùng đặc biệt khó khăn; + Các hộ gia đình còn lại.
1.1.2. Phạm vi áp dụng:
Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở được áp dụng đối với các hộ có đủ 3 điều kiện sau:
+ Hộ nghèo đang cư trú tại địa phương, có trong danh sách hộ nghèo do UBND cấp xã quản lý;
+ Hộ chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở;
+ Hộ không thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại QĐ số 134/2004/QĐ-TTg, đang cư trú tại khu vực không phải là đô thị trên phạm vi cả nước hoặc đang cư trú tại các thôn, làng, buôn, bản, ấp, phum, sóc (gọi chung là thôn, bản) trực thuộc phường, thị trấn hoặc xã trực thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh nhưng sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, lâm, ngư nghiệp.
1.1.3. Nguyên tắc hỗ trợ:
Hỗ trợ trực tiếp đến hộ gia đình để xây dựng nhà ở theo đối tượng quy định. Bảo đảm công khai, công bằng và minh bạch đến từng hộ gia đình trên cơ sở pháp luật và chính sách của Nhà nước; phù hợp với phong tục tập quán của mỗi dân tộc, vùng, miền, bảo tồn bản sắc văn hoá của từng dân tộc; phù hợp với điều kiện thực tiễn và gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH của từng địa phương.
Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp để xây dựng một căn nhà có diện tích sử dụng tối thiểu 24 m2; tuổi thọ căn nhà từ 10 năm trở lên.
1.2. Mức hỗ trợ, mức vay và phương thức cho vay
1.2.1. Mức hỗ trợ:
Ngân sách trung ương hỗ trợ 06 triệu đồng/hộ. Đối với những hộ dân thuộc diện đối tượng được hỗ trợ nhà ở đang cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn quy định tại QĐ số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn thì ngân sách trung ương hỗ trợ 07 triệu đồng/hộ.
Các địa phương có trách nhiệm hỗ trợ thêm ngoài phần ngân sách trung ương hỗ trợ và huy động cộng đồng giúp đỡ các hộ làm nhà ở.
1.2.2. Mức vay và phương thức cho vay:
Mức vay: hộ dân có nhu cầu, được vay tín dụng từ Ngân hàng Chính sách Xã
hội (NHCSXH) để làm nhà ở. Mức vay tối đa 08 triệu đồng/hộ, lãi suất vay 3%/năm. Thời hạn vay là 10 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm. Thời gian trả nợ là 5 năm, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là 20% tổng số vốn đã vay;
Phương thức cho vay: NHCSXH thực hiện phương thức uỷ thác cho vay từng
phần qua các tổ chức chính trị - xã hội hoặc trực tiếp cho vay.
Đối với phương thức cho vay uỷ thác qua các tổ chức chính trị - xã hội, việc quản lý vốn bằng tiền, ghi chép kế toán và tổ chức giải ngân đến người vay do NHCSXH thực hiện.
1.3. Cách thức thực hiện
1.3.1. Bình xét và phê duyệt danh sách hỗ trợ nhà ở:
- Cơ sở thôn, bản tổ chức bình xét đối tượng và phân loại ưu tiên theo đúng quy định, đảm bảo công khai, minh bạch
- UBND cấp xã xã tổng hợp danh sách số hộ được hỗ trợ, đồng thời lập danh sách các hộ có nhu cầu vay vốn báo cáo UBND huyện trình UBND cấp tỉnh phê duyệt.
1.3.2. Cấp vốn làm nhà ở:
Căn cứ số vốn được phân bổ từ ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương, vốn do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam huy động phân bổ cho địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác, UBND cấp tỉnh phân bổ cho cấp huyện, đồng thời gửi danh sách vay vốn cho NHCSXH để thực hiện cho vay. Đối với những hộ dân được hỗ trợ từ nguồn vốn do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam huy động mà mức hỗ trợ chưa đủ so với mức vay theo quy định của quyết định này thì được vay theo số còn thiếu;
Căn cứ số vốn được UBND cấp tỉnh phân bổ, UBND cấp huyện phân bổ vốn hỗ trợ cho cấp xã.
Việc quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ áp dụng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Đối với vốn vay, hộ dân trực tiếp ký khế ước vay vốn theo quy định của NHCSXH.
1.3.3. Thực hiện xây dựng nhà ở:
Ủy ban nhân dân cấp xã giao Ban Giảm nghèo cấp xã hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các hộ dân xây dựng nhà ở đảm bảo yêu cầu về diện tích và chất lượng nhà ở theo quy định của QĐ 167 và vận động các hộ dân tự xây dựng nhà ở. Đối với hộ dân có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật) không thể tự xây dựng nhà ở thì Ban Giảm nghèo cấp xã tổ chức xây dựng nhà ở cho các đối tượng này.
(Lưu ý: đối với hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ gia đình có công với cách mạng, không thuộc đối tượng chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo).
Ngoài chính sách trên, các địa phương còn vận động xây dựng nhà Tình thương, nhà Đại đoàn kết, hỗ trợ vật tư sửa chữa nhà...
Việc hỗ trợ cho người nghèo về nhà ở và đất sản xuất là một công việc rất khó khăn, phức tạp vì nó liên quan tới rất nhiều bên liên quan: chính quyền địa phương, quyền lợi giữa người dân khác trong cộng đồng. Vì vậy đòi hỏi NVXHcần xây dựng được một loạt các hoạt động phải thực hiện: tiếp cận và xây dựng các mối quan hệ trong cộng đồng; giải thích cho các nhóm người nghèo hiểu được rõ dàng bản chất vấn đề mà họ đang vướng mắc qua đó tư vấn và giúp họ có những lựa chọn hợp lý hơn cả; điều quan trọng nhất là cần phải hỗ trợ về những nguồn thông tin cần thiết bởi với người nghèo vấn đề hạn chế rất lớn với họ chính là sự thông hiểu và tiếp cận với thông tin vô cùng hạn chế. Từ việc hỗ trợ về thông tin cho tới hỗ trợ việc hỗ trợ về cách thức tiếp cận, lựa chọn các giải pháp đến việc sở hữu
được dịch vụ xã hội này là một quá trình làm việc liên tục, không ngừng đòi hỏi chúng ta phải kiên trì, thúc đẩy tối đa sự tham gia và tạo quyền đi tới tăng năng lực cho họ.
Giới thiệu chương trình hỗ trợ đất cho người ngèo là người dân tộc thiểu số: